Phân Biệt Hàng Hóa Với Sản Phẩm

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Trùm, Tháng 5 10, 2017.

  1. Trùm

    Trùm Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    828
    Trong cuộc sống hàng ngày, hai từ “hàng hóa” và “sản phẩm” thường được dùng song song, đôi khi lẫn lộn. Đa số trong các trường hợp, dù không ý thức nhưng chúng ta thường sử dụng đúng. Tuy nhiên, có lẽ một lần ta nên hiểu rõ nghĩa của hai từ này.

    Thực tế cho thấy, có những trường hợp hàng hóa không phải là sản phẩm, và ngược lại sản phẩm không phải là hàng hóa. Ví dụ: hàng hóa “bán thành phẩm” không phải là sản phẩm, và “sản phẩm dịch vụ” không phải là hàng hóa.

    Trong một cuộc họp của ngành du lịch, một lãnh đạo ngành phát biểu: “Chúng ta cần đa dạng hóa các ‘sản phẩm du lịch’ để tăng sức cạnh tranh với các nước trong khối Asian”. Vậy sản phẩm du lịch là gì? Tại sao lại gọi là sản phẩm du lịch? Và gọi như thế có đúng không?

    Sản phẩm du lịch là các chương trình du lịch (tour), đưa khách hàng đi tham quan một điểm đến nào đó. Đó là các chương trình trọn gói, khách hàng chỉ phải trả tiền và được phục vụ từ đầu đến cuối.

    Cuộc sống còn rất nhiều loại ‘sản phẩm dịch vụ’ khác như: chương trình máy tính, chương trình biểu diễn, thuyết trình, giảng dạy, chăm sóc sức khỏe… Đó là các sản phẩm dịch vụ, và chúng không phải là hàng hóa.

    [​IMG]

    Ngày nay, việc sản xuất các đồ dùng (máy móc, phương tiện, thiết bị) phục vụ cuộc sống xã hội khá phức tạp. Ví như việc sản xuất các loại điện thoai, tivi, máy tính, xe hơi, máy bay.., thường là do nhiều nhà máy ở các nơi khác nhau trên các quốc gia khác nhau cùng làm, mỗi nơi làm một hoặc vài bộ phận.

    Khi các bộ phận này được vận chuyển đến nhà máy khác để lắp ghép thành các bộ phận phức tạp hơn, hoặc sản phẩm cuối chùng thì trong quá trình vận chuyển đó, chúng chỉ mới là bán thành phẩm. Tất nhiên, các hãng vận chuyển gọi chúng là hàng hóa. Đó chính là hàng hóa mà không phải sản phẩm.

    Trong quan hệ kinh tế, có những thứ là sản phẩm của công đoạn này nhưng lại là hàng hóa, thậm chí nguyên nhiên liệu đầu vào của công đoạn khác. Ví dụ, than đá là sản phẩm của quá trình khai thác mỏ. Khi vận chuyển, chúng được gọi là hàng hóa. Khi đến các nhà máy nhiệt điện, chúng lại được gọi là nhiên liệu (chất đốt).

    Ở Việt Nam hiện nay, việc làm rõ nghĩa của hai từ “sản phẩm” và “dịch vụ” nhiều khi chưa rõ ràng. Nghĩa chuẩn của chúng thế nào, tương quan giữa chúng ra sao…? Việc này chưa có ai làm vì đơn giản, họ chẳng được lợi ích gì từ đó cả. Như thế thì làm sao nền học thuật phát triển?

    Trong kinh doanh, việc mua bán hàng hóa là đổi hàng lấy tiền, còn mua bán dịch vụ là thỏa mãn nhu cầu lấy tiền. Trong thực tế lại có “sản phẩm dịch vụ”. Đó chẳng phải là những rắc rối cần phải làm rõ sao. Trong cuộc sống, nếu nói và viết đúng phải là: sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, và phục vụ ở trong các sản phẩm dịch vụ. Vì dịch vụ là hình thức hoạt động không tạo ra hàng hóa cho xã hội.

    Tóm lại, “hàng hóa” là tên gọi chung của các sản phẩm và bán thành phẩm là những đồ đạc, của cải mà ta có thể nhìn thấy, cầm lấy và sờ nắn được. Còn “sản phẩm” có thể là sản phẩm hàng hóa, có thể sản phẩm dịch vụ (vô hình). Vì vậy, nghĩa của từ “sản phẩm” nằm trong nghĩa của từ “hàng hóa”, nhưng lại có một số trường hợp, “sản phẩm” lại không phải là “hàng hóa”.

    Chúng ta cần hiểu nghĩa của bốn từ: 1. hàng hóa, 2. sản phẩm, 3. dịch vụ và 4. sản xuất, vì nghĩa của chúng (nội hàm và ngoại diên) đan xen, chồng lấn vào (lên) nhau hết sức phức tạp. Khi hiểu được nghĩa của chúng, thì ta mới sử dụng chúng đúng được. Đây chính là điều khó nhưng cũng là điều hay, thú vị của tiếng Việt.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này