Quá Trình Hình Thành Kịch Bản Và Bố Cục Phim Tài Liệu Chân Dung

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Trùm, Thg 2 19, 2017.

  1. Trùm

    Trùm Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    833
    Phim tài liệu chân dung là dạng PTL thể hiện về một con người cụ thể. Ở đó, có những hoạt động, những mối quan hệ điển hình phản ánh thực trạng xã hội chứa đựng những nội dung và thông điệp (tư tưởng) mà tác giả cần chuyển đến người xem.

    Quá trình hình thành kịch bản phim tài liệu chân dung:

    - Tìm gặp nhân vật trực tiếp và đặt ra những câu hỏi, ghi chép những thời điểm quan trọng, điển hình của nhân vật (thời điểm bộc lộ bản chất, thái độ, quan điểm sống của nhân vật

    - Thời điểm đó xảy ra khi nào, có quan hệ với những ai? Có những tài liệu gì thể hiện được những thời điềm ấy.

    - Người chứng kiến hiện nay ở đâu? Có thể là ai khác? Phỏng vấn ở đâu? Người chỉ chứng kiến (người biết)?

    - Đối tượng nhân vật chịu tác động từ việc làm, hoạt động của nhân vật chính.

    - Người tác động đến sự hình thành và phát triển của nhân vật.

    - Tất cả những nhận định của nhân vật xung quanh về nhân vật của phim phải được thể hiện qua những CÂU CHUYỆN. Câu chuyện càng có nhiều mâu thuẫn, kịch tính càng hay.

    - Tự đặt thêm câu hỏi: Chuyện này còn có gì để chứng minh: thư từ, sách báo, tranh ảnh..


    Bố Cục Phim Chân Dung

    Có 3 cách để bắt đầu:

    - Bằng phát biểu ngắn của mọi người về nhân vật

    - Vào ngay thời điềm điển hình nhất của nhân vật nhưng không thể hiện hết. Dùng chúng làm bàn đạp để phát triển kết cấu.
    Phim tài liệu chân dung không phải là phim tiểu sử. không nói nhân vật sinh năm nào, lớn lên như thế nào… mà chỉ nói về những đặc điểm, những đóng góp điển hình.

    - Thể hiện những đóng góp quan trọng của nhân vật.

    Đặc biệt, phần mở đầu không quá 2 phút, viết không theo trình tự thời gian, cái hay nhất để ở cuối cùng. Cần viết nội dung cần phỏng vấn và đoạn cần trả lời phỏng vấn gợi ý.

    - Sau khi có chất liệu khi đi thực tế, về viết đề cương kịch bản.

    - Đánh lừa khán giả, sẽ tạo nên sự hấp dẫn.

    - Bám sát trong giai đoạn quay và dựng nếu không muốn phim không giống như mình viết.

    - Biên kịch và đạo diễn nên trao đổi với nhau đoạn nào có lời bình và đoạn nào không có.

    - Viết lời bình sau khi đã dựng hình.

    - Vị trí khi viết lời bình: của nhân vật, của tác giả, đoán tâm lý người xem.

    - Văn phong, dùng những từ đơn giản không tuyên ngôn, không hoa mỹ, không xã luận, không áp đặt suy nghĩ cho người xem mà chỉ gợi mở, không nói những gì mà hình ảnh đã gợi mở.

    Nguồn: Đạo diễn Nguyễn Sỹ Chung
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này