Thanh Mai Trúc Mã Có Nghĩa Là Gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Trùm, Tháng 5 1, 2020.

  1. Trùm

    Trùm Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    833
    Thanh mai trúc mã là gì?

    Có phải..

    Bạn là người đam mê ngôn tình?

    Bạn yêu thích những câu chuyện tình yêu trong sáng, đằm thắm?

    Bạn muốn chìm đắm trong Thế giới của tình yêu?

    Bạn dành hàng nhiều giờ liền để chăm chú thưởng ngoạn vẻ đẹp ngôn từ trong đó?

    Nếu câu trả lời của bạn là "có" thì mình chắc chắn với bạn rằng, bạn là thành viên chính hiệu của khu vườn mọt ngôn tình đó. Điều này hoàn toàn là dễ hiểu! Với sức hút khó cưỡng như thế thì chẳng một ai có thể khẳng định rằng mình đã đọc thể loại đó và thấy nó rất nhàm chán, mà có chăng cũng chỉ là bạn đang phủ nhận chính mình mà thôi! Cũng cần nói đến một khía cạnh khác, mỗi một thể loại đều có ngôn ngữ riêng của nó để truyền tải nội dung tới bạn đọc. Có phải, bạn đã từng vắt óc để cố gắng tìm ra ý nghĩa của một cụm từ nào đó? Bạn khó khăn trong việc lí giải? Thanh mai trúc mã, bạn đã đọc và bắt gặp nó ở nhiều nơi, nhưng bạn không hiểu? Vậy thì, hôm nay, hãy để mình giúp bạn nhé! Nào, còn chần chờ gì nữa, cùng mình bước vào hành trình khám phá thế giới ngôn tình bí ẩn với cụm từ khó hiểu nhé!

    [​IMG]

    Thanh mai trúc mã là gì?

    Ngoài truyện ngôn tình, trong cuộc sống, ta cũng đã bắt gặp cụm từ ấy qua những tác phẩm văn học trong nước và trên Thế giới, đặc biệt là nước Trung Hoa nổi tiếng với nhiều tác giả tài ba, thậm chí, nhiều lúc, ông bà của chúng ta cũng đề cập đến cụm từ này. Điều đó càng kích thích tính tò mò và khai phá bản năng tìm tòi của mỗi người, mình chắc chắn là bạn sẽ tìm hiểu nó ngay bằng nhiều cách khác nhau như hỏi trực tiếp người nhắc đến cụm từ đó, hoặc là search google.. Thật ra, cụm từ này khá quen thuộc với nhiều bạn đam mê đọc sách, còn với những người đang chân ướt chân ráo bước vào khu vườn của mọt ngôn tình thì là điều vô cùng khó khăn.

    Bạn có thắc mắc hai từ "mai" và "trúc" không? Bạn có nghĩ đó là tên của một loài cây? Hiểu theo nghĩa thông thường thì nghĩa của hai từ này đúng như bạn đang nghĩ đó. "Mai" là loài cây dại, được biết đến với khả năng thích ứng tốt trong miền khí hậu nhiệt đới, cây có tuổi thọ khá cao, hương thơm dịu dàng, mang vẻ đẹp đặc trưng với sắc vàng cuốn hút làm mê mẩn lòng người. Không những thế, rễ của cây còn bám sâu vào lòng đất, mặc cho gió to bão lớn mà vẫn hiên ngang không chịu gục ngã. Chính vì lí do đó mà cây hoa mai tượng trưng cho những gì tươi đẹp nhất, thanh tao nhất. Người Trung Quốc rất thích ngắm hoa mai và coi loài hoa này là quốc hoa vì nó tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, cho niềm vui và hạnh phúc. Điều đó cũng phần nào lí giải được sự cao quý của loài hoa này.

    Vậy còn "trúc" thì sao? Đây cũng là tên gọi của một loài cây có thân cao, thanh mảnh, nổi tiếng với đặc tính dẻo dai, bền chắc. Trúc cùng họ với tre, tượng trưng cho tính khí kiên cường, rắn rỏi, không chịu khuất phục của người quân tử. Nhắc đến cây trúc, người ta thường nghĩ về những con người có phẩm chất thanh cao, rắn rỏi đúng với danh nghĩa của một đấng nam nhi thực thụ.

    Nhưng..

    "Thanh mai trúc mã" liệu rằng có liên quan gì đến cây trúc và cây mai?

    Cây trúc và cây mai vốn là hai loài cây cao quý, xuất hiện với mật độ dày đặc trong vă thơ trung đại Việt Nam. Cổ nhân dùng hình ảnh hai loài cây ấy để ca ngợi, tôn vinh những giá trị cao đẹp về nhiều mặt. Trong đó có tình yêu, "thanh mai trúc mã" là cụm từ dùng để tôn vinh nét đẹp trong tình yêu giữa hai người khác giới.

    "Thanh mai" được hiểu theo nghĩa thông thường là những cành mai mảnh khảnh, thanh khiết và cũng không kém phần trong sáng, có chút yểu điệu. Đây là hình ảnh tượng trưng cho người con gái dịu dàng, duyên dáng, vô cùng xinh đẹp trong độ tuổi "xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê"

    "Trúc mã", chắc chắn rồi, đây là hình ảnh tượng trưng cho người con trai kiên cường, dũng cảm, ra dáng một đấng nam nhi thực thụ. "Mã" là ngựa, "trúc mã" có liên quan đến một trò chơi của trẻ em Trung Quốc xưa, thường là trẻ em nam. Cây trúc được dùng làm con ngựa giả để cưỡi, biểu tượng cho tính khí oai hùng và dũng mãnh.

    Ghép hai từ ấy lại, có thể hiểu theo một cách đơn giản là người con gái xinh đẹp, duyên dáng bên cạnh người con trai dũng cảm, kiên cường. Họ rất xứng đôi, tượng trưng cho tình yêu trong sáng, hồn nhiên, vô tư và đằm thắm. Cũng có thể hiểu "thanh mai trúc mã" đồng nghĩa với "trai tài gái sắc". Không dừng lại ở đó, "thanh mai trúc mã" còn ca ngợi tình bạn đẹp giữa hai đứa trẻ khác giới, chúng luôn quan tâm, chăm sóc, che chở cho nhau, cùng lớn lên từng ngày và đều dành cho đối phương một tình cảm đặc biệt trên mức tình bạn, gia đình của họ cũng tán thành, muốn ghép họ thành một đôi. Và, tình cảm của họ có thể tiến triển thành một cặp vợ chồng hay đôi bạn tri kỉ không tách rời. Nói cho cùng, "thanh mai trúc mã" là lời khẳng định cho thứ tình bạn, tình yêu đẹp sẽ luôn bền vững trong tương lai.

    [​IMG]

    "Thanh mai trúc mã" bắt nguồn từ đâu?

    Thành ngữ này thực ra xuất phát từ một trong những bài thơ nổi tiếng của thi tiên Lí Bạch "trường can hành". Cụm từ có liên quan đến hai câu thơ sau:

    "Lang kỵ trúc mã lai

    Liễu sàng lộng thanh mai."

    Trong bài thơ, Lí Bạch có nhắc đến cụm từ "thanh mai trúc mã". Người cổ xưa truyền miệng nhau về ý nghĩa của thành ngữ đó, sau này, cụm từ ấy càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong truyện ngôn tình. Quay trở lại bài thơ, chúng ta sẽ hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của thành ngữ thông qua nội dung trong bài thi nổi tiếng của Lí Bạch. Câu chuyện xoay quanh tình yêu đẹp nhưng cũng không kém phần bi thương giữa nàng và chàng.

    Hồi nhỏ, hai người quấn quít, vui đùa bên nhau một cách vô tư, hồn nhiên, không chút đắn đó. Năm mười bốn tuổi, hai người về chung một nhà, không còn gắn bó như trước mà thay vào đó lại là thẹn thùng, e ngại. Năm mười lăm tuổi, nàng và chàng bắt đầu yêu nhau, hẹn ước bên nhau trọn đời. Năm mười sáu tuổi, chàng phải đi xa, nàng chờ đợi mòn mỏi với niềm tin sẽ gặp lại chồng. Bài thơ bỏ lửng giữa chừng, không nhắc đến việc chàng có quay về hay không, đó là một mối tình đẹp, nhưng đa khổ thì lại vô ngần. "Thanh mai trúc mã" nhắc đến quãng thời gian vô tư với thứ tình cảm gắn bó hồi nhỏ giữa hai người, quấn quít, đằm thắm, hồn nhiên. Thành ngữ ra đời là vì lí do ấy.

    [​IMG]

    Một số bộ truyện ngôn tình hay về "thanh mai trúc mã".

    Chờ em lớn nhé, được không? - Diệp Lạc Vô Tâm.

    Thất tịch không mưa- Lâu Vũ Tình.

    Ai gửi cánh thư vào trong mây- Ảnh Chiếu.

    Anh có thích nước Mỹ không? - Tân Di Ổ.

    Nhà bên có sói- Gia Diệp Mạn.

    Mờ ám- Hốt Nhiên Chi Gian.

    Gửi thời đơn thuần đẹp đẽ của chúng ta- Triệu Kiền Kiền.

    Trên đây là cách lí giải của mình về cụm từ "thanh mai trúc mã" siêu phổ biến trong truyện ngôn tình và trong đời sống hằng ngày. Mình có đưa ra một vài bộ truyện hay có liên quan đến cụm từ. Mỗi người sẽ có cho mình một mối tình riêng trong thời thanh xuân tươi đẹp, dù có là "thanh mai trúc mã" hay không, hay chỉ là tình bạn tri kỉ thì bạn vẫn nên trân trọng nó bằng chính tấm lòng của mình. "Thanh mai trúc mã" không có nghĩa là sẽ đến bên nhau, sẽ trở thành đôi vợ chồng hạnh phúc nhất thế gian, có khi chỉ dừng lại ở thứ tình bạn đẹp. Mong bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn sẽ sớm tìm được ý trung nhân của cuộc đời mình!
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này