Trẻ Bị Ho Nhiều Về Đêm Lâu Ngày Không Khỏi Có Nguy Hiểm Không?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Trùm, Thg 2 25, 2017.

  1. Trùm

    Trùm Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    833
    Tại sao trẻ lại ho nhiều về đêm là câu hỏi của rất nhiều ông bố bà mẹ gửi đến cho các bác sĩ nhi khoa, và làm cách nào để chữa dứt điểm chứng ho đêm của trẻ, sau đây mời các bậc phụ huynh tham khảo tư vấn của các bác sĩ suckhoetongquat.com nhé.

    Nhiều trường hợp trẻ ban ngày chơi rất ngoan nhưng ban đêm khi ngủ trẻ lại ho nhiều kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé ho vào ban đêm và tìm ra hướng giải quyết hợp lý cho trẻ.

    [​IMG]

    Trẻ ho về đêm và những dấu hiệu nguy hiểm

    Biểu hiện ho ở trẻ là triệu chứng của khá nhiều bệnh, đa phần là các bệnh liên quan tới đường hô hấp: viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa… Nguyên nhân gây ho kéo dài về đêm thường là do viêm mũi xoang. Nếu có kèm đau bụng, vì khi ho các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Có trường hợp trẻ ho kéo dài tới 30 phút gây ra đau bụng.

    Lý do trẻ không ho vào ban ngày vì thời điểm này trẻ đang ở tư thế vận động, các chất tiết thoát ra ngoài 1 cách dễ dàng. Ban đêm, khi ngủ, các chất tiết ứ đọng trong cổ như đờm, nhớt gây kích thích ho, thậm chí khiến trẻ bị nghẹt thở.

    Nếu kéo dài tình trạng này trẻ ho nhiều suốt đêm sẽ thành mãn tính, ho cả về ban ngày điều đó có thể là những bất thường cần cho trẻ đi khám và theo dõi. Tuy nhiên cần phải kết hợp tất cả các triệu chứng để chuẩn đoán bệnh cho chính xác vì nếu không tìm hiểu kĩ thông tin về bệnh, đa số sẽ kết luận nhầm thành bệnh viêm họng, viêm phổi. Như thế dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Một vài cha mẹ tự ý kê đơn kháng sinh cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ gây ra những hậu quả nguy hiểm như kháng thuốc, dị ứng mà trẻ vẫn không khỏi bệnh.

    Lời khuyên cho trẻ bị ho về đêm

    Những trường hợp trẻ bị ho về đêm do bệnh lý về đường hô hấp, ngoài điều trị thuốc, cha mẹ không cho trẻ ăn, uống sát giờ đi ngủ. Sau khi cho con ăn hay uống, cha mẹ nên để trẻ thức, hoạt động ít nhất 2 giờ để thức ăn kịp tiêu hoá hết trong dạ dày. Trường hợp cho các cháu ăn trứng, thịt, các đồ uống như sữa, nước ngọt, cần có thời gian lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược gây ho không đáng có cho trẻ.

    Không nên lạm dụng thuốc ho quá nhiều, kèm theo điều trị cần tăng cường sức đề kháng giúp trẻ đáp ứng điều trị tốt hơn cũng như phục hồi nhanh hơn. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cân đối và cho trẻ có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Khuyến khích trẻ vận động ở mức độ vừa phải. Trường hợp trẻ bị ho kèm theo nôn, nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ hấp thụ hơn.

    Mật ong là bài thuốc hiệu quả để kết hợp điều trị chứng ho về đêm ở trẻ. Mật ong vốn được biết đến với đặc tính chống ôxy hóa, giàu Vitamin C và flavonoids, có tính chất kháng sinh. Có thể cho bé uống một thìa mật ong nhỏ trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp làm dịu các cơn ho đêm, giúp trẻ có được giấc ngủ ngon.

    Trước khi đi ngủ 1 giờ nên cho trẻ uống mật ong theo cách sau: uống hai thìa mật ong khuynh diệp, mật ong cam quýt, mật ong hoa. Chú ý cho trẻ dùng mật ong ấm để tránh kích thích đường hô hấp của trẻ.

    Một số lời khuyên cho các cha mẹ khi có con bị ho
    Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ

    Theo các bác sĩ nhi khoa, một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

    Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

    Khi nào cần đưa con đi khám?

    Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.

    Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.

    Khó thở luôn là dấu hiệu báo động, phải cần đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

    Ngoài ra, một điều cần lưu ý là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.

    Sử dụng thuốc hợp lý

    Nếu trẻ ho có đờm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… thì tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ vì nếu không có thể gây ho nặng hơn.

    Các dạng ho còn lại, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm, dạng siro ho từ thảo dược như những loại chiết xuất từ cao khô lá thường xuân, an toàn và dễ uống hơn với trẻ em do đã được chứng minh khoa học và có các nghiên cứu lâm sàng. Lưu ý là chỉ một số loại thuốc được chỉ định dùng được cho trẻ sơ sinh.

    Một triệu chứng đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện nhiều về mùa đông và mùa xuân là bé bị ho. Tuy không phải là chứng bệnh nghiêm trọng, song cũng gây phiền phức khá nhiều cho cả bé và bố mẹ, nhất là khi tình trạng này kéo dài và nặng dần lên.

    Trẻ nhỏ dễ bị ho, khiến cha mẹ phải lo lắng. Thực ra, có những trẻ nhỏ sáng ngủ dậy ho nhẹ mấy tiếng, chẳng qua là đẩy nhớt nhãi, đờm mà ban đêm tích trong cổ họng ra ngoài, chứ không phải bị ốm đau gì, vì vậy, các bậc cha mẹ phải biết phân biệt nguyên nhân khiến bé bị ho.

    [​IMG]

    Sữa đêm – thủ phạm những cơn ho kéo dài của trẻ

    Trung bình 1 tuần Viện Tai Mũi Họng TƯ tiếp nhận hàng trăm bệnh nhi từ 1 tới 10 tuổi nhập viện trong những cơn ho sặc sụa, liên tục. Nguyên nhân không hoàn toàn do thời tiết lạnh giá, mà chủ yếu bởi các cháu bị cha mẹ thường xuyên ép uống sữa, nước hoa quả, ăn bánh ngay trước khi đi ngủ.

    Theo mô tả của các bậc phụ huynh với bác sĩ Phòng khám của Viện, lúc đầu trẻ chỉ ho về đêm hoặc lúc ngủ trưa; các cháu bị ho sặc từng cơn dài; trẻ nhỏ thường bị nôn, trớ. Sau khoảng 1- 2 tuần, triệu chứng này xuất hiện với mật độ dày hơn, nhiều cháu ho không nghỉ suốt đêm; một số cháu ho nhiều cả vào ban ngày (dù cơn không dài và nhiều như về đêm). Theo chuyên gia Tai Mũi Họng, PGS.TS Ngô Ngọc Liễn, đây là triệu chứng ho ngang (ho khi ngủ, nghỉ, trong tư thế nằm ngang) do “”trào ngược”” dạ dày, thực quản. Ho ngang thường xảy ra với trẻ nhỏ hay ăn, uống sát giờ đi ngủ; thức ăn không kịp tiêu hoá cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ gây ứ, trướng dạ dày. Sau một thời gian dài ăn, uống đêm liên tục, các cơ của trẻ suy yếu, không khép kín được miệng trên của dạ dày, tạo điều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản gây ho sặc từng cơn.

    Điều đáng lưu ý là ít bậc cha mẹ lưu ý đến tình trạng ho đặc biệt này và chỉ đưa trẻ đi khám khi các cơn ho đã ở mức dữ dội và kéo dài. Ngay cả các thầy thuốc phòng khám, không phải ai cũng tìm hiểu kỹ thông tin về bệnh l, triệu chứng để kê đơn đúng cho các cháu; đa số kết luận nhầm thành bệnh viêm họng, viêm phổi. Nguy hiểm hơn, một số phụ huynh không cầm lòng trước những cơn ho dữ dội của con em, đã yêu cầu bác sĩ kê hoặc tự mua các loại thuốc ho và kháng sinh mạnh cho các cháu uống, vừa tốn kém, vừa dễ gây tình trạng “”nhờn”” thuốc (kháng kháng sinh) ở trẻ. Trong khi đó, biện pháp khắc phục duy nhất và cực kỳ đơn giản, theo GS. Liễn là không cho trẻ ăn, uống sát giờ đi ngủ. Sau khi cho con ăn hay uống, cha mẹ nên để trẻ thức, hoạt động ít nhất 2 giờ để thức ăn kịp tiêu hoá hết trong dạ dày. Trường hợp cho các cháu ăn trứng, thịt, các đồ uống như sữa, nước ngọt, cần có thời gian lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược gây ho không đáng có cho trẻ.

    Trẻ bị ho vào ban đêm phải làm sao

    Mẹ tuyetnhung: Hu hu.. các mẹ ơi, trời lạnh quá, mình đã cố gắng giữ ấm cho bé rồi vậy mà hôm qua đi làm về thấy bé bị ho, thỉnh thoảng chảy nước mũi. mà hầu như ho vào buổi đêm nhiều hơn ban ngày, ban ngày mình gọi về hỏi bà Nội cháu có ho ko thì bà bảo từ sáng 1 đến 2 tiếng lúc mới ngủ dậy thôi. Nhưng đêm mình thấy ho có vẻ nhiều mà thấy có đờm. Làm gì để giảm ho ban đêm cho bé bây giờ hả các mẹ, cháu ho nên ngủ cũng không yên giấc, tội quá…

    Mẹ nguyenhavithao: oài, con nhà mình cũng vậy, đêm ngủ ho lắm, ho liên tục, không ngủ được, buốt cả ruột. Hôm qua ngủ một lúc, ho, trớ, khóc. Đêm thì quay bên này ho, bên kia ho, huuu. Mà nghe thấy có đờm lắm.
    Mình thấy bảo có thuốc long đờm dạng sủi, uống đờm tan theo đường phân, theo các mẹ có nên cho con uống không, mình cũng sợ cái vụ tự ý cho con uống thuốc lém.

    Mẹ bé Cảnh Nguyên: Thời tiết lạnh,vì vậy các bé thường bị ho,trường hợp của bé có đờm, vì vậy chị nên đưa cháu tới khám tại các cơ sở y tế tin cậy gần nhất, tại đó bác sĩ Nhi sẽ khám, nếu nhiều đờm BS sẽ hút đờm cho cháu và cho điều trị thuốc. Thời tiết hiện nay tốt nhất là di chuyển bằng ô tô, bé sẽ bớt bị lạnh. Buổi đêm thời tiết lạnh hơn, có điều kiện thì dùng điều hòa giữ ấm, nếu gia đình chưa có điều kiện dùng điều hòa, nên sử dụng 1 số loại quạt dùng giữa ấm mùa đông, tuy nhiên không để hướng chiều gió vào bé khi chơi cùng như khi ngủ!
    Chúc bé mau khỏe.

    Mẹ Moonti chia sẻ kinh nghiệm phòng trẻ ho khi trời lạnh:

    1/ Trời lạnh, thì không khí lạnh dễ làm khô đường mũi và đường họng của con -> ho theo kiểu kích ứng thời tiết -> kéo dài vài đêm sẽ có đờm do ho nhiều mà cổ họng bị viêm + không khí lạnh.

    Vì thế, trước khi ngủ nên nhỏ cho con 1 ít nước muối sinh lý ấm vào mũi và họng để niêm mạc mũi bé không quá khô do không khí lạnh dẫn đến ngạt mũi, bé phải thở miệng -> viêm họng hoặc niêm mạc mũi mỏng manh của con không quá khô mà dễ gây chảy máu cam. Nhớ là nếu con k bị chảy mũi hay ngạt mũi thì không lạm dụng nước muối Sl, vì nếu mũi của con bình thường mà nhỏ quá nhiều lần nước muối lại “lợi bất cập hại” cũng gây khô niêm mạc mũi của con.

    Các mẹ mua lọ dầu tràm, dầu khuynh diệp loại dành cho trẻ con của Trường Sơn, hoặc OPC về, khi con ngủ thì bôi một ít vào 2 bên gối để con có ngủ nghiêng bên nào thì cũng có thể ngửi được, bôi vào xung quanh màn và chăn đắp của con nhằm làm “ấm” vùng không khí xung quanh chỗ con ngủ khoảng 2 lần trong 1 đêm, với các bé lớn chừng 2-3 tuổi thì có thể bôi chút xíu dầu vào gan bàn tay và bàn chân và vùng yết hầu ở cổ con để giữ ấm.

    Các bé nào còn đóng bỉm thì k nói, nhưng với bé đã xi được thì cố gắng xi con trước khi ngủ để con ngủ thẳng giấc. Với bé vẫn còn tiểu đêm thì khi con đi tiểu nhớ có 1 chăn mỏng phủ ấm bé hay bế nguyên cả áo ngủ để xi con để con k bị lạnh vì ra ngoài màn đi tiểu.

    2/ Trong khi ngủ mà con ho (thường không khí lạnh gây ho, gây ngứa cổ họng) thì như cách nhà mình làm là mình hay xoa nhẹ vùng cổ, yết hầu con, sau đó rót cho con uống ít nước ấm nóng cho qua “cơn” ho. Hoặc cho con uống ít mật ong chanh đào hoặc chanh đào ngâm muối hoặc siro ho thảo dược để “xoa dịu” cổ họng và kháng viêm.

    Với các em bé mà có ho + trớ thì khi con ho cần nâng phần ngực, cổ, đầu của con cao hơn phần thân dưới, và để con nằm nghiêng để nếu con có trớ thì trớ trong tư thế nghiêng sẽ an toàn hơn tư thế ngửa để thức ăn hay sữa không chui vào đường thở rất nguy hiểm, nhất là bé nào hay nôn trớ thì càng phải cẩn thận trong tư thế ngủ, vì đôi khi bé mới ho lên 1 tiếng, mẹ chưa kịp phản ứng thì con đã trớ ộc ra cả miệng cả mũi rồi.

    Đối với các bé đang trong tình trạng bị viêm họng thì ngay khi con ho đã phải nâng phần đầu bé cao hơn gối vì những bé đang bị viêm họng, nguy cơ trớ, nôn khi ho là rất cao và nhanh. Luôn có sẵn 1 cốc/hũ/bát… to, miệng rộng + khăn xô để trong màn phòng lúc con ho không lúng túng chạy đi tìm dụng cụ để con nôn vào, vì có thể con sẽ nôn ngay sau tiếng ho đầu tiên. Sau đó lau miệng sạch và cho bé uống ít nước ấm hoặc siro ho thảo dược có vị bạc hà để dịu họng bé (đã pha ấm). Nói chung chuẩn bị kỹ thì với bé đang bị VH, bố mẹ đỡ phải đi giặt chăn màn hơn nếu bé có ói ra.

    Đối với trường hợp các mẹ có cho con uống/ăn gì trước khi ngủ thì cần cách xa giờ ngủ khoảng 1,5-2h, để khi con ngủ, lỡ có ho thì nguy cơ ói ra thức ăn sẽ ít hơn.

    3/ Về ăn uống thì kể ra chắc phải mấy trang mất, nên cơ bản thì các mẹ nên cho con ăn uống đầy đủ dưỡng chất (ai cũng biết vậy), cho con ăn hoa quả có vitamin C để tăng thêm sức đề kháng mùa lạnh, nếu bé nào ít ăn hoa quả thì mẹ cho uống vitamin C bổ sung. Với các con hay ốm thì biện pháp đề phòng là trước mỗi mùa lạnh, mẹ nên cho con uống 1 đợt 7-10 ngày vitamin tổng hợp để gia tăng sức khỏe cho con, không lạm dụng uống kéo dài mà gây tác hại nhé.

    Thực phẩm ăn phong phú, đa dạng và giàu chất béo, tinh bột vì chất béo và tinh bột tạo năng lượng, cơ thể con đủ năng lượng thì sẽ kháng lại cái rét hiệu quả hơn bé ít năng lượng/không đủ năng lượng làm ấm cơ thể.

    Trời rét vẫn phải đảm bảo bé uống đủ nước, nếu không thì cơ thể bé bị thiếu nước gây táo bón, khô da rồi bệnh nọ lại kéo sang bệnh kia thì mệt lắm.

    Sơ sơ vậy thôi, mong giúp ích đôi chút cho các mẹ lúc thời tiết khắc nghiệt này, nói chung mình càng để ý cẩn thận thì càng hạn chế được số lần ốm của con, và nếu có chẳng may ốm nhẹ, ho nhẹ thì mình dùng nhiều biện pháp để con không ốm nặng hơn là được.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này