Cách Mở Đầu Viết Truyện Ngắn Hay

Thảo luận trong 'Rao Vặt' bắt đầu bởi Trùm, Thg 12 3, 2022.

  1. Trùm

    Trùm Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    828
    Tại sao phần mở đầu truyện ngắn lại quan trọng?

    Với thơ, người ta trọng cảm xúc và vần điệu. Còn với truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: Viết truyện ngắn, quan trọng là mở đầu và kết thúc. Một truyện ngắn xây dựng được mở đầu và kết thúc đặc sắc sẽ gây ấn tượng và để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Trong truyện ngắn "Rừng xà nu", hình ảnh cây xà nu xuất hiện ở đầu tác phẩm, đến kết thúc cũng là cánh rừng xà nu dài tít tắp. Sự lặp lại của kết thúc và mở đầu theo kiểu cấu trúc lặp ấy đã làm cho truyện thêm đặc sắc và ấn tượng hơn.

    Truyện ngắn là một thể loại văn học cỡ nhỏ, thể hiện câu chuyện của một lát cắt cuộc sống nhưng hàm ý và khả năng trao gửi thông điệp cao. Phần "mở đầu" là phần giới thiệu hoàn cảnh, tạo phông nền cho nhân vật xuất hiện. Còn phần "kết thúc" thì khép lại câu chuyện ấy, tạo nên một văn bản khép kín và hoàn chỉnh. "Viết truyện ngắn, quan trọng là mở đầu và kết thúc" là nhà văn phải dụng công tạo dựng mở đầu và kết thúc đặc sắc, độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Với truyện ngắn có dung lượng nhỏ, tình huống truyện là thứ cốt yếu nhưng chưa đủ. Việc tạo được dấu ấn cho người đọc còn phụ thuộc vào cách nhà văn mở ra lát cắt cuộc sống ấy và khép lại câu chuyện để cuộc sống không dừng lại ở dấu chấm cuối cùng mà phải là nơi cuộc sống bắt đầu và tiếp diễn. Mở đầu ấn tượng tạo cho người đọc những hứng khởi khi tiếp nhận tác phẩm, kết thúc hay sẽ để lại dư âm và những suy nghĩ sâu sa cho độc giả. Đó là sứ mệnh của mở đầu và kết thúc và cũng là yêu cầu với mỗi nhà văn khi sáng tác trên thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn "Rừng xà nu" là một tác phẩm thành công một phần là bởi nhà văn đã tạo dựng được mở đầu và kết thúc ấn tượng, đặc sắc như thế.

    [​IMG]

    Làm sao viết phần mở đầu hấp dẫn?

    1. Tập trung vào nhân vật chính ngay từ đầu

    Hãy tưởng tượng như bạn là người quay phim, ống kính luôn di chuyển và tập trung vào nhân vật chính, sau đó mới tiến hành mở rộng tới các nhân vật phụ và sự vật với nhân vật chính là trung tâm.

    Tập trung vào nhân vật chính ngay từ đầu đồng nghĩa với việc không nên có quá nhiều vai phụ ngay từ đầu, điều này sẽ chỉ khiến người đọc bị hoa mắt, không phân biệt được thứ tự ưu tiên và phản kháng theo bản năng. Vì vậy, các tiền bối đi trước thường khuyến cáo rằng càng ít vai phụ càng tốt, và tốt nhất là không quá ba người.

    Cố gắng không viết những cảnh lớn không dễ kiểm soát ở phần đầu. Hãy bắt đầu với những vấn đề nhỏ nhặt hóc búa hàng ngày của nhân vật chính. Những câu chuyện vụn vặt hàng ngày ở đây không phải để bạn viết những câu đố hóc búa hàng ngày trong một không gian rộng lớn, mà là một điểm nhỏ trong cốt truyện.

    Ví dụ, chương mở đầu của Đấu Phá Thương Khung bắt đầu với cuộc cạnh tranh hàng ngày của gia đình, sự việc nhỏ này phản ánh bối cảnh câu chuyện, thân phận của nhân vật và hoàn cảnh hiện tại của anh ấy.

    Ngoài ra, bắt đầu từ những vấn đề vụn vặt hàng ngày của nhân vật chính cũng cho phép người đọc có cảm giác thay thế nhân vật chính ngay từ đầu, điều này có thể làm tăng đáng kể sự đồng cảm với nhân vật chính, khiến độc giả hứng thú hơn để đọc tiếp.

    Cách viết này có thể nói là một thói quen thông thường, và nó an toàn hơn cho người mới. Cũng có nhiều vị tác giả thâm niên chọn phá cách, viết khởi đầu hoành tráng, bối cảnh rộng lớn và thành công. Nhưng khoan, họ là tác giả thâm niên, lượng fan rất đông và đã có uy tín, tâm lý của độc giả khi đọc truyện đại thần sẽ chút ít khác biệt.

    2. Điểm xuất phát câu chuyện, xác định chính tuyến

    Cái gọi là xuất phát điểm của câu chuyện chính là thiết lập thể loại tác phâm, môi trường bối cảnh của câu chuyện, danh tính của nhân vật chính, v. V. Một là để ngăn chặn lối viết của một người không bị lệch lạc, hai là để cho người đọc biết câu chuyện này khởi đầu như thế nào.

    Xác định chính tuyến, tức là xác định đà phát triển của một cuốn sách. Mở đầu một cuốn tiểu thuyết, cần xác định cách thúc đẩy cốt truyện, động cơ của nhân vật chính là gì? Có những loại ngón tay vàng nào? Sau đó, mỗi nhân vật và môi trường bắt đầu phát triển với động lực này. Ví dụ, thỏa thuận ba năm giữa nhân vật chính Tiêu Viêm và Nạp Lan Yên Nhiên ở Đấu Phá là một nước cờ đặt ra ở phần đầu, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện về sau mà còn khiến người đọc có cảm giác mong đợi xem tiếp theo diễn biến xảy ra như thế nào.

    3. Chương mở đầu nên ngắn gọn và rõ ràng, và giảm bớt những nội dung không liên quan

    Không giới thiệu quá nhiều các bối cảnh trong cốt truyện của bạn ngay từ đầu. Bạn viết càng ít nhân vật càng tốt, chủ yếu làm sáng tỏ thân phận và hoàn cảnh của nhân vật chính, tạo một ấn tượng ban đầu và gợi sự đồng cảm của độc giả cho nhân vật chính.

    Đối với người mới, phần mở đầu cực kỳ quan trọng, và nội dung mở đầu phải là thứ bắt buộc phải viết cẩn thận. Theo một thống kê cho thấy, có đến 90% độc giả quyết định ra đi hay ở lại đọc truyện chỉ trong ba chương khởi đầu.

    Khi bắt đầu truyện, chúng ta phải cẩn thận xem xét mọi đoạn văn, mọi mô tả, và thậm chí mọi từ ngữ của chúng ta có ý nghĩa hay không. Tránh việc dài dòng lê thê, miêu tả quá nhiều nhân vật làm mờ nhạt nhân vật chính, độc giả thì mơ hồ ngán ngẩm.

    4. Mở đầu truyện nên khơi gợi sự hồi hộp càng sớm càng tốt để, để người đọc có cảm giác mong đợi

    Một câu chuyện phải hấp dẫn người đọc, điểm hấp dẫn này là sự hồi hộp, đồng nghĩa với việc người đọc tò mò về câu chuyện của bạn. Vì vậy, chúng ta phải nhanh chóng khơi gợi sự hồi hộp ở đầu bài viết, giới thiệu các mâu thuẫn và đi vào mạch chính của câu chuyện một cách chi tiết. Ví dụ trong Đấu Phá Thương Khung thì chính là Dược Lão.

    Hồi hộp và chờ mong ở đây cũng có thể là ngón tay vàng ở một khía cạnh nào đó, cũng có thể là bảo bối trong tiểu thuyết đô thị hay cái bình nhỏ trong Phàm Nhân Tu Tiên, tóm lại là tạo cho người đọc sự hồi hộp, độc giả tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và mong chờ nó.

    Để có hồi hộp thì phải có mâu thuẫn và xung đột, mâu thuẫn này có thể là hữu hình hoặc vô hình.

    Vậy xung đột đến như thế nào? Ngẫu nhiên, đây là một công thức xung đột phổ biến: MONG MUỐN + PHẢN KHÁNG = XUNG ĐỘT. Có nghĩa là nhân vật chính muốn đạt được một mục tiêu nào đó, nhưng để đạt được mục tiêu này lại có nhiều sự phản kháng nên xung đột được hình thành.

    5. Đừng mắc những lỗi thông thường khi bắt đầu

    Các lỗi thông thường ở đây bao gồm một số lượng lớn lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp và dấu câu. Nếu bạn mắc lỗi này ở ngay đầu truyện, ấn tượng đầu tiên của bạn sẽ rất tệ. Đây là tình trạng chung mà ngay cả các tác gia thâm niên cũng mắc phải, vì cơ bản trong quá trình viết không ai là không tránh khỏi sai sót.

    Để khắc phục, bạn cần củng cố lại vốn chính tả của mình. Đừng xem thường nó, có câu: "Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam". Chính tả và ngữ pháp chẳng khác gì con dao hai lưỡi, bạn sử dụng tốt nó sẽ là vũ khí sắc bén giúp bạn thông thuận trong việc sáng tác, nhưng nếu bạn không sử dụng tốt bạn có thể tự hại chính mình.

    [​IMG]

    6. Chọn tên truyện hay, viết giới thiệu tốt

    Cả hai điều này đều là những "mặt tiền" quan trọng và phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

    Một tiêu đề và phần giới thiệu hay sẽ mang lại cho người đọc cảm giác mong đợi, ví dụ như những truyện về đánh dấu lưu thường bắt đầu bằng "Bắt Đầu Đánh Dấu..", điều này cho phép người đọc biết đó là loại sách gì, khía cạnh nào sẽ được viết trong truyện. Phần giới thiệu truyện là một phần cực kỳ quan trọng, một số lão tài xế thường chỉ viết một vài dòng nhưng lại khơi gợi hứng thú đọc của độc giả rất lớn. Cũng có những truyện nội dung và chất lượng cao nhưng phần giới thiệu không tốt cũng làm trôi đi một lượng lớn độc giả.

    Một số kiểu mở đầu trong truyện ngắn

    Kiểu mở trực tiếp: Đây là kiểu mở truyện mà người kể trực tiếp đi thẳng vấn đề cần bàn đến trong truyện, hướng thẳng vào nội dung của truyện. Kiểu mở này thường khái quát bộc lộ chủ đề của truyện. Chúng ta thường gặp kiểu mở này dưới những dạng sau:

    + Người kể kể về mình:

    Ở dạng này người kể đứng ở điểm nhìn chủ thể người kể chuyện và kể ở ngôi thứ nhất xưng "tôi". Người kể từng sống, từng chứng kiến sự việc xảy ra và kể lại một cách khách quan. Cách đặt vấn đề như thế này thường gặp ở những truyện tự thuật.

    Ví dụ: "Thưa các ngài, tôi xin giới thiệu với các ngài là đã một phen tôi làm chủ báo: Cái vinh dự ấy tôi không ngờ ngẫu nhiên lại có, bởi vì tôi biết sức học như tôi, còn xách dép cho những hạng viết báo mà các ngài cho là" tàng "bây giờ".

    (Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo "- Nguyễn Công Hoan).

    Hoặc" Câu chuyện này xảy ra cách đây đã lâu. Hồi đấy tôi còn là một cô bé lớp năm ở Kép. Dạo đó đang mùa hè. Chúng tôi được nghỉ hơn ba tháng. Tôi trở về làng tía ở với mẹ và em Nụ ". (Chuyện nhỏ - Nguyễn Thị Ngọc Tú).

    + Người kể đóng vai là người ngoài cuộc kể lại truyện.

    Ở dạng này, người kể đứng ở điểm nhìn người trần thuật, đóng vai người ngoài cuộc chứng kiến toàn bộ sự việc và kể lại ở ngôi thứ ba. Vấn đề chính của truyện được người kể nêu lên một cách trực tiếp.

    Ví dụ: Phần mở truyện sau được kể lại ở ngôi thứ ba" "và đề cập đến nội dung cần bàn đến của truyện, đó là nêu một cách khái quát hoàn cảnh của nhân vật: " Dòng sông như dải lụa vắt ngang vùng đồng bằng bãi tươi xanh. Ở một khúc quanh có một doi cát hoang vắng nhưng lại mang cái tên trái khoáy là doi bến Cốc. Bởi nơi đây từng có một thời trên bến dưới thuyền tấp nập đông vui. Thời ấy có một gã trai gốc gác ở trong đồng tìm ra bến Cốc làm ăn. không nhớn nhưng lại biệt danh là cu Nhớn . Cu Nhớn làm mọi việc, xoay đủ trò, dần dà tích cóp được chút ít lưng vốn. Nhưng thời vận của gã chưa đến, chỉ vài lần vấp rủi ro lưng vốn lại sạch trơn. nằm dài nơi quán trọ, đầu óc quay cuồng tìm cách gỡ, làm sao chỉ trong chốc lát kiếm được món tiền kha khá " (Bến Cốc - Nguyễn Kiên).

    + Mở truyện bằng việc sử dụng cấu trúc đoạn văn đặc biệt.

    Để nhấn mạnh trực tiếp vấn đề cần nêu trong truyện, các tác giả truyện ngắn còn sử dụng cấu trúc đoạn văn đặc biệt mở truyện. Ở đây cấu trúc đoạn văn đặc biệt chủ yếu có hình thức là một câu, có tác dụng nhấn mạnh vào nội dung cần đề cập.

    Ví dụ: " Vì nghĩ đến buổi khách ngày chợ phiên, nên từ trưa đến bây giờ, tự nhiên anh Tiêu như thấy nhẹ nhõm hẳn một nửa người ".

    (Được chuyến khách - Nguyễn Công Hoan).

    " Cho đến nay, thực tình tôi cũng không hiểu là vô tình hay hữu ý mà sự sắp xếp các gia đình ở các tầng nhà trong các đơn nguyên năm tầng của tôi, lại từa tựa như có sự phân chia giai tầng xã hội "

    (Nhà nhiều tầng - Ma Văn Kháng).

    Ở ví dụ 1 nhấn mạnh thẳng vào vấn đề" đón khách chợ phiên "của một anh phu xe. Ở ví dụ 2 nhấn mạnh tới vấn đề" phân chia giai tầng xã hội "của các gia đình trong khu nhà nhiều tầng. Các vấn đề này sẽ được lí giải trong những đoạn văn tiếp theo.

    Có thể nói, kiểu mở trực tiếp làm cho vấn đề của truyện được nêu lên một cách cụ thể, rõ ràng. Nó giúp người đọc dễ dàng theo dõi diễn biến nội dung câu chuyện. Song với những truyện mở trực tiếp thường dễ khô khan, gò bó. Vì thế để đưa vấn đề vào truyện một cách trực tiếp có ấn tượng, yêu cầu người viết phải có nghệ thuật dẫn dắt vấn đề làm sao vừa nhẹ nhàng, vừa tự nhiên, bằng một ngôn ngữ giản dị, khách quan, gần gũi với bạn đọc.

    - Kiểu mở gián tiếp

    Khác với kiểu mở trực tiếp, ở kiểu mở gián tiếp, tác giả không đi thẳng vào vấn đề cần bàn đến trong truyện. Vấn đề mà tác giả muốn hướng tới trong truyện chỉ được khơi gợi gián tiếp qua đoạn văn mở đầu bằng những sự kiện, hiện tượng, khung cảnh chung của truyện hoặc thái độ của tác giả.. So với kiểu mở trực tiếp, kiểu mở gián tiếp có ưu thế hơn, ở chỗ nó tạo ra sự bất ngờ, cuốn hút người đọc vào nội dung cốt truyện. Kiểu mở truyện gián tiếp trong truyện ngắn thường được thể hiện trong những trường hợp sau:

    + Mở truyện bằng nêu khung cảnh chung của truyện.

    Khung cảnh mở truyện có thể là cảnh thiên nhiên, khung cảnh xã hội, khung cảnh của sự kiện. Khung cảnh chung của truyện thường gắn sự xuất hiện của nhân vật và những hoạt động của nhân vật, đồng thời gắn với tâm trạng của người kể chuyện.

    Chẳng hạn, việc tạo dựng khung cảnh thiên nhiên để mở truyện trong truyện ngắn sau vừa ấn tượng, vừa tạo ra cái nền cái" phông "chung để nhân vật xuất hiện ở những đoạn văn tiếp theo:

    " Trời nắng, cái nắng mới làm cho người ta khó chịu, dễ sinh giận dữ gắt gỏng với mọi người.

    Trên con đường nhựa Hải Phòng - Hà Nội đen như con rắn nằm nhoài không cựa quậy, anh đĩ Mùi đi chợ về, quẩy một gánh nặng những khoai lang. Đi đã năm cây số, nên mồ hôi anh nhễ nhại ướt cả áo.. "

    (Thằng điên - Nguyễn Công Hoan)

    + Mở truyện bằng việc nêu một số sự kiện, hiện tượng.

    Với dạng mở truyện này, người viết thường nêu một số sự kiện, hiện tượng có chức năng dự báo cho vấn đề sắp xảy ra trong truyện. Sự kiện hiện tượng mở truyện bao giờ cũng gắn với hành động, suy nghĩ của nhân vật, tạo cho người đọc nhiều bất ngờ thú vị.

    Chẳng hạn, ở truyện ngắn sau, tác giả đã khéo mở truyện bằng những sự kiện, hiện tượng như đã, đang xảy ra, người đọc như bị cuốn vào sự kiện, hiện tượng ấy.

    Ví dụ:

    " Nhà Bịch được một sào trầu tốt, cái tin ấy đồn đi. Dân làng kháo nhau rằng hắn có tiền. Mà có tiền là phải. Chỉ tính ra cũng biết. Trầu làng năm nay chết rất nhiều. Do trận bão vừa qua, có những cái nát như tương, chẳng khác gì có người giật đổ xuống rồi lấy chân mà giậm.. cái trầu của Bịch không thế. Âu cũng là trời thương riêng hắn. Năm nay giá như hắn không được cái trầu thì chết đói.. "

    (Mua danh - Nam Cao)

    Trong ví dụ trên, Nam Cao dẫn dắt người đọc vào với nội dung truyện bằng một sự kiện quan trọng" nhà Bịch có một sào trầu tốt ", đây sẽ là điều kiện dẫn đến việc" mua danh "như tiêu đề truyện đã nêu.

    + Mở truyện bằng việc khắc họa tâm trạng của người kể chuyện, của nhân vật .

    Nếu như truyện được kể theo ngôi thứ nhất" tôi "sẽ được gắn với tâm trạng của người kể, kể theo ngôi thứ ba sẽ được gắn với tâm trạng nhân vật. Cách mở truyện như thế này sẽ cuốn hút người đọc dõi theo tâm trạng người kể chuyện, tâm trạng của nhân vật.

    Ví dụ: Truyện được mở bằng tâm trạng, nỗi niềm của người kể:

    " Tôi cứ tưởng là mình đã quên mọi chuyện từ lâu. Bỗng dưng. Chiều nay. Tất cả ùa về. Đầy ắp ứ như thể có ai đã thu gom mọi thứ vào một cái bao tải to tướng, buộc chắt nút lại. Và nay, đem mở ra trước tôi. Đủ đầy. Nguyên vẹn ".

    (Hậu thiên đường - Nguyễn Thị Thu Huệ)

    " Khi viết xong những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mô của chính ba tôi. Tôi buộc lòng làm vậy, và xin người đọc vì nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi biết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình ".

    (Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp)

    Truyện được mở bằng việc khắc họa tâm trạng khắc khoải của nhân vật:

    " Đã hai mươi năm rồi, cứ tết đến là bà giáo Phượng lại xốn xang mong đợi. Mắt bà luôn hướng ra cửa. Bà trông chờ. Bà hi vọng. Thời gian lạnh lùng cứ trôi, phủ lên nhan sắc của bà vốn mặn mà một màu sương khói. Ông giáo Thành chồng bà mỗi lần thấy mắt bà đau đáu nhìn tận nơi xa xăm nào chỉ biết thở dài. Hai đứa con thường nhìn cha mẹ vào những lúc đó bằng cặp mắt dò xét lạ lẫm. Nhưng từ khi chúng biết chuyện đến giờ, cha mẹ chưa bao giờ kể cho chúng nghe chuyện do vì sao mẹ luôn buồn bã u uất ".

    (Người trở lại - Nguyễn Thị Diệp Mai)

    + Mở truyện bằng việc sử dụng cấu trúc đoạn văn đặc biệt.

    Cấu trúc đoạn văn đặc biệt được sử dụng ở kiểu mở truyện này chủ yếu là những đoạn văn có hình thức một từ hoặc một cụm từ. Những đoạn văn này thường không trọn vẹn về nội dung, tính tự nghĩa rất thấp. Tuy nhiên chúng lại là những tín hiệu ngắn gọn có tác dụng nhấn mạnh, định vị không gian, thời gian tạo khung cảnh chung cho sự xuất hiện của nhân vật, sự việc trong truyện.

    Ví dụ:

    " Bến đò .

    Sang đò có một nhà sư, một nhà thơ, một nhà giáo, một tên cướp, hai tên buôn đồ cổ, hai mẹ con, một cặp tình nhân và chị lái đò ".

    (Sang sông - Nguyễn Huy Thiệp)

    " Tháng năm .

    Những chùm phượng đỏ vít cong trên các ngõ phố. Không gian inh inh tiếng ve gợi cảm giác hồi hộp sôi động. Nàng dứng nơi góc phố chờ chàng, đường Nguyễn Du. Nắng tràn lan thừa thãi xối xuống các hàng cây. Mặt hồ sóng sánh nước màu ráng nắng ".

    (Tình yêu ơi, ở đâu? - Nguyễn Thị Thu Huệ)

    Ở ví dụ thứ nhất, đoạn văn đặc biệt mở truyện có tác dụng định vị không gian, tạo khung cảnh chung cho sự xuất hiện của nhân vật và những hoạt động nhân vật, sẽ diễn ra trên" Bến đò"đó. Ở ví dụ thứ hai, đoạn văn đặc biệt mở truyện không những có tác dụng định vị thời gian cho sự xuất hiện của nhân vật mà còn là một tín hiệu thẩm mĩ, tạo dư âm cho người đọc. Tháng năm, đó là mốc thời gian trong một năm báo hiệu mùa hè đã về cùng với những vẻ đẹp lãng mạn: Màu hoa phượng đỏ, tiếng ve kêu gợi cảm.. nó thường gắn với những kỷ niệm vui buồn của tuổi trẻ. Đoạn văn mở đầu thực sự có giá trị biểu cảm, nó là một tín hiệu thẩm mĩ để tác giả dẫn dắt vấn đề vào truyện.

    Tóm lại, qua việc khảo sát các kiểu mở đầu trong truyện ngắn chúng tôi nhận thấy, truyện ngắn chủ yếu được mở theo hai kiểu: Kiểu mở trực tiếp và kiểu mở gián tiếp. Trong đó, kiểu mở gián tiếp chiếm ưu thế, phổ biến hơn kiểu mở trực tiếp, vì kiểu mở này dễ gây ấn tượng với người đọc. Điều cốt yếu là ở mỗi truyện, người viết phải biết lựa chọn cách mở truyện nào phù hợp với nội dung văn bản và lôi cuốn được sự chú ý của bạn đọc.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này