Cách Viết Truyện Ngắn Đăng Báo Kiếm Tiền

Thảo luận trong 'Rao Vặt' bắt đầu bởi Google, Thg 7 31, 2023.

  1. Google

    Google Moderator

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    22
    KINH NGHIỆM VIẾT TRUYỆN NGẮN

    Nhà văn Bùi Hiển là bậc thầy về thể loại truyện ngắn. Theo ông, các truyện ngắn đều cần "nhanh, gọn, tránh phân tích tâm lý dài dòng; lấy cử chỉ thái độ bên ngoài, có khi rất tinh vi nghiệm nhặt, để phát hiện những chuyển biến nội tâm nhiều khi đột ngột, kì thú". Tuần báo Văn Nghệ số 305 ra ngày 15-8-1969 (cách nay hơn 40 năm) đăng tải bài viết Nghề nghiệp Truyện ngắn của Bùi Hiển. Xin giới thiệu toàn văn với bạn đọc.

    BÙI HIỂN - NGHỀ NGHIỆP TRUYỆN NGẮN

    Có những nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng, viết rất nhanh, nhiều, đều đặn, cung cấp đều bài cho báo hằng tuần. Có truyện hoàn thành trong một tối! Quen tay nghề? Cũng có một phần. Nhưng trước hết, đó là sự dồi dào tích lũy của bản thân nhà văn: Dồi dào ý nghĩ nhận thức, cảm xúc, kết quả của sự quan sát chăm chú và có trách nhiệm trước cuộc sống. Mỗi truyện một sự việc, một tình huống, vẽ lên một nhân vật chính. Cộng lại sự việc nhiều mặt, nhiều vẻ, các nhân vật cũng vậy và thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Nhưng soát lại mà xem, tất cả các sự việc, các con người ấy đều được một thứ ánh sáng duy nhất dội lên, được biểu hiện dưới một góc độ nhìn nhất quán. Chứng tỏ tác giả, qua nghiên cứu cuộc sống, dần dà đã tạo cho mình một thế giới hoàn chỉnh, từ đó, nhìn ra các con người, các sự vật liền bật lên nhạy bén ý nghĩ, nhận định tình cảm yêu ghét, đồng thời cũng nảy sinh đề tài, nhân vật (tất cả nhũng cái này quấn quít nhau trong một quá trình chung vì nhà tiểu thuyết suy nghĩ bằng nhân vật), và sẵn sàng phát biểu.

    Qua đó ta thấy, người viết truyện ngắn cũng phải có tích lũy lâu bền.

    Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người mà dựng lên. Có khi nhân vật đặt trước một vấn đề phải băn khoăn suy nghĩ, lựa chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống và làm việc bình thường, trong đó nhân vật biểu lộ ý chí, tình cảm của mình. Có khi có những hành động mãnh liệt, những tình tiết éo le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi buồn vui, một ý tình chớm nở. Nhưng phải chọn khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất (trong khía cạnh cần thể hiện).

    Hành động truyện ngắn hạn chế trong số trang. Tuy nhiên cũng cần được trình bày với nguồn gốc sâu xa của nó, đưa nhân vật đến chỗ như hiện trạng, khiến cho nhân vật tất sẽ hành động như vậy. Qua hành động, nhân vật bộc lộ thêm tính cách, có khi là một chuyển biến đột ngột, có khi là sự tiếp tục, nhưng được nhấn mạnh tô đậm thêm.

    Có những truyện ngắn hay, trong mấy trang mà nói được cả cuộc đời Hoặc chỉ dựng một vài khung cảnh chính, nhưng qua đó, biết được, đoán được ít nhiều toàn bộ cuộc đời nhân vật, trước kia thế nào và số phận sau này có thể sẽ ra sao.

    Tác giả phải hiểu biết về nhân vật nhiều hơn những điều mình biết về con người ấy.

    Qua tính cách và hành động, các nhân vật đại diện cho một cách suy nghĩ, xử sự, một thái độ sống mà tác giả biểu dương hay phê phán. Người ta thường nói nhân vật biểu hiện tư tưởng tác giả là như vậy.

    Cái khó ở đây là làm sao đừng biến nhân vật thành sơ đồ luân lý. Nhân vật phải tự nhiên, phải là những con người sống. Bài học rút ra từ truyện cũng phải kín đáo, tự nhiên, như tự nó toát ra từ cuộc sống. Chớ nên gò để xây đắp những điển hình quá trọn vẹn, quá đầy đủ. Có thể ý định tác giả tốt, nhưng đọc mà thấy nhân vật, sự việc giả tạo gò gẫm thì có cảm giác nghi ngại, tưởng chừng tác giả không được thực tâm.

    Nói chung những nhân vật chủ yếu của tôi đều có nguyên mẫu trong đời sống. Đó là những con người mà tôi quen biết, tôi hiểu họ đến một mức nào đó khiến có thể dựng, không những các nét bề ngoài mà cái tâm lý cốt yếu bên trong, và khi đặt họ vào một tình huống mới do mình tưởng tượng, thì tôi có thể đoán biết họ sẽ ăn nói, xử sự ra sao. Mỗi khi cái hiểu, cái thuộc chưa đến mức đó, người viết thường cảm thấy gò bó trong một số điều đã thấy, nghe, không phát triển ra được, hoặc phát triển cứng nhắc, ước lệ.

    Từ nguyên mẫu đến nhân vật, có sự tái tạo của nhà văn. Đây là một điều quan trọng. Trong tác giả, hình tượng nhân vật dần dà dậy lên một đời sống riêng, nó thu gồm những nét chủ yếu trong thục tế, đồng thời lại óng ả lên những sắc thái mới, khiến cho đẹp đẽ hơn, thân thiết hơn. Cái gì đã xảy ra vậy? Nhà văn hồi tưởng lại một hình ảnh cụ thể. Nhưng cái hình ảnh ấy đã trở thành một kỷ niệm, một mảnh của quá khứ, của tâm hồn. Nó lại giàu thêm do những thứ kỷ niệm khác vang vọng tới, giao lưu, bồi đắp; do những tình cảm, suy nghĩ cũ, mới; do những ước vọng ôm ấp tha thiết; tóm lại, do cả cuộc đời, sự từng trải của tác giả.

    Thường thường, khi sự nghiền ngẫm đã đến độ nhuần nhuyễn như vậy thì dễ viết ra. Khi viết hứng thú và rung động. Có lúc, suy nghĩ để nâng tầm nhân vật lên, người viết có cảm giác nâng cao tầm tư tưởng của chính mình.

    Trên kia tôi đã nói đến sự tích lũy bền bỉ lâu dài. Cần thâu nhận sự sống qua nhiều người, nhiều cảnh nhiều việc, nhiều vấn đề. Vì vậy luôn luôn quan sát, học hỏi tìm ra một khía cạnh mới trong những cái bình thường, thông thuộc nhất. Những điều ghi được (trên giấy và trong trái tim), chưa biết nó sẽ dùng ở đâu, như thế nào, nhưng đều có thể là chất liệu quí. Có khi vài dòng ghi ngắn, đọc lại, kết hợp với cái khác, bỗng gợi cho mình một đề tài, một cốt truyện, một nhân vật. Có nhiều tài liệu ghi chép đã lâu, vẫn chưa được đụng tới. Chẳng hề chi! Những cái ấy vẫn có thể góp làm cái nền hiểu biết, nền suy nghĩ và tình cảm của mình. Tôi còn cất giữ cuốn sổ tay về những ngày về thăm một vùng thuộc vành đai trắng quanh Hà Nội (sau tiếp quản thủ đô). Hồi bấy giờ tôi có viết bài phóng sự cho báo về công cuộc phá hoang, phục hồi sản xuất Nhưng vẫn đinh ninh một ngày kia thế nào cũng phải về thăm lại. Đã hình dung trước, qua nhiều điều đổi mới, chắc chắn sẽ phổng phao lên bao nhiêu hình ảnh sự việc con người. Tôi lại càng giữ gìn tất cả những nhật ký, sổ tay ghi chép vê thời kỳ sống trong vùng Trị - Thiên tạm chiếm. Chỉ cần đọc lại một vài trang, ôn lại một vài bóng dáng, chị cán bộ, bác nông dân chủ nhà, bỗng thấy da diết lạ lùng mong chờ ngày thống nhất.

    Có khi « vật liêu » đã đầy đủ cả, đã xe cả đến "công trường", thế mà khởi công cũng hết sức chật vật. Những trang đầu, viết đi viết lại vẫn cứ đổ lên đổ xuống. Mãi vẫn không vào không khí. Ngòi bút cứ như bị đẩy bật ra. Theo kinh nghiệm riêng của tôi, nguyên do chính là tác giả chưa thật hòa nhập vào với nhân vật, thế giới bên trong của nhân vật. Lúc bấy giờ, cứ phải thử, thử bằng nhiều cách, như một cuộc đánh thành, xem chỗ nào có thể đột nhập. Cuối cùng tìm được lối vào. Đó là lúc tác giả đã nhập thân (tuy vẫn giữ được phần chủ động sáng suốt của mình), đã nhìn được tình hình, sự việc qua con mắt, tâm trạng của nhân vật chính. (Nhiều khi qua đó mà quyết định cả cách bố cục toàn bộ).

    Nghiên cứu các tác phẩm truyện ngắn đã thành cổ điển, đều thấy nhanh, gọn, tránh phân tích tâm lý dài dòng; lấy cử chỉ thái độ bên ngoài, có khi rất tinh vi nghiệm nhặt, để phát hiện những chuyển biến nội tâm nhiều khi đột ngột, kì thú. Chắc chắn các tác giả, ngoài sự xem xét trực tiếp đời sống, đã để tâm suy nghĩ thể nghiệm rất nhiều về những hiện tượng tâm lý (một địa hạt phong phú và phức tạp) ở người khác và ngay ở chính mình.

    Con người Việt Nam. Con người chúng ta hiện nay, đặt trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đang làm nhiệm vụ một cách vẻ vang. Người cầm bút, ai đã từng đi vào giữa lòng quần chúng nhân dân đang chiến đấu, sản xuất mà không thấy yêu mến tự hào! Trên cơ sở mối tình cảm gắn bó đó, chúng ta hãy thể hiện họ cho thực! Cho hay! Đó là một đề tài mới, có nhũng vẻ đẹp riêng, mà rõ ràng chúng ta chưa khám phá được mấy. Tả sự việc biểu dương thành tích, và cốt nhất là vẽ lên được cái thần thái. Không những nói cái họ làm, mà nói cách họ làm (như người ta thường khuyên dặn), và qua cách đó, khắc họa được tinh thần, khí phách, sự phong phú tâm hồn, một cách khiêm tốn nhuần nhị (như chính bản thân họ), không khoa trương giả tạo.

    Khi miêu tả, người viết phải bằng con mắt bên trong, thấy biểu hiện lên đối tượng mình miêu tả, mình có thấy mới làm cho người đọc có thấy. Có thấy rõ, mới biết lấy ra những cái chủ yếu, để làm nổi bật trong mấy nét bút gọn, sắc. Không tỉa tót, tỉ mỉ, rườm rà. Đôi ba nét phác, gây được ấn tượng, có thể thay cho một đoạn tả dài. Điều đó quy định cách chọn chữ, cách vận dụng hình dung từ. Và cả cách hành văn nữa, sao cho khớp với nhịp điệu của ý nghĩ, tình cảm, cử chỉ, hành động. Có lần viết xong một câu, đọc lại tôi thấy có cái gì chưa ổn. Đường nét của nó quá rành rọt dứt khoát, không ăn nhịp với tâm trạng đang băn khoăn vương vấn của nhân vật. Về sau, chỉ cần đổi vị trí một chữ, lấy cái chủ ngữ trước ở đầu câu chuyển vào giữa tự dưng thấy lọt tai hơn (l).

    Bố cục viết truyện ngắn hay

    Tôi muốn viết ra một câu chuyện! Làm thế nào để làm được việc đó? Mẹo viết truyện ngắn hữu ích cho nhà văn mới.

    Viết ra một câu chuyện! Kể từ khi hiện thực hóa mong muốn này, nhiều nhà văn kiệt xuất đã xuất hiện và tiếp tục xuất hiện trên thế giới. Dạng truyện ngắn không đòi hỏi nhiều thời gian và công sức công phu như tiểu thuyết. Nhưng nó giúp hiểu được liệu tác giả có khả năng sáng tạo và năng khiếu viết lách hay không. Văn học trẻ sẽ đưa tới bài viết tư vấn cách viết một câu chuyện chính xác cho những người mới viết truyện. Dù trước đây VHT đã có những bài viết về Cách viết một truyện ngắn hay, nhưng thêm một bài viết chi tiết hơn luôn giúp ích cho tất cả mọi người.

    Meo viet truyen cho nha van tap su. Jpg

    Mẹo viết truyện ngắn hữu ích cho nhà văn tập sự.



    1. Viết về những câu chuyện đa dạng



    Truyện ngắn không bao giờ lỗi mốt. Dung lượng ngôn từ thực tế cho phép người đọc làm quen với chúng rất nhanh chóng mà không tốn nhiều thời gian cá nhân, có thể đọc trước khi đi ngủ, uống một tách cà phê buổi sáng, trên đường đi làm hoặc vào giờ ăn trưa.

    Số lượng từ thường trong khoảng 2000 tới 4000 chữ không hạn chế tác giả, mà ngược lại, cho phép tài năng của anh ta bộc lộ hết mình. Nếu thế giới được phát minh và các nhân vật không phù hợp với định dạng của câu chuyện, nhà văn tập sự vẫn chưa sẵn sàng nghiền ngẫm toàn bộ cuốn tiểu thuyết, bạn có thể tạo một bộ sưu tập các câu chuyện. (Tham khảo bài viết Cốt truyện chương hồi tôi đã từng đăng- đây là loại cốt truyện cho phép tập hợp các câu chuyện về cùng một đối tượng nhưng diễn biến khác nhau)

    Thử sức với khả năng sáng tạo của mình, một nhà văn mới vào nghề có thể viết bất kỳ câu chuyện nào - từ hài hước, ngôn tình, trinh thám.. Không có giới hạn về thể loại, phong cách và chủ đề. Các câu chuyện được viết bởi các tác giả văn xuôi hiện thực, diễn viên hài kịch, nhà văn khoa học viễn tưởng, người kể chuyện, v. V. Các tác phẩm nhỏ có thể được giữ theo phong cách cổ điển hoặc mang tính thử nghiệm, sáng tạo. Chủ đề là bất kỳ.

    Nhận được những đánh giá nồng nhiệt cho bài viết của bạn chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho công việc sáng tạo của bạn tiếp tục. Bạn có thể tiếp tục trau dồi các kỹ năng của mình dưới dạng nhỏ, hoặc thậm chí xoay chuyển cả một cuốn tiểu thuyết.

    2. Các đoạn hội thoại

    Hành động trong một câu chuyện hay diễn ra nhanh chóng - không có các đoạn hội thoại dài dòng và lạc đề trữ tình, các chi tiết và mô tả không cần thiết. Một sự chuyển đổi nhanh chóng đến bản chất, tối thiểu các cốt truyện (theo quy luật, một, nhưng cũng có hai hoặc ba), cốt truyện sắc nét và một sự thay đổi ngoạn mục là những đặc điểm chính của thể loại văn học này.

    Hình ảnh của các nhân vật phải dễ nhận biết, dễ nhớ, nguyên bản và không phải một chiều. Một vài nhận xét và những nét chấm phá sáng sủa cho bức chân dung để nhân vật trở nên dễ hiểu và thú vị đối với công chúng. Đồng thời, anh ta phải còn sống, cảm thấy điều gì đó và, có thể, bằng cách nào đó thay đổi trong suốt câu chuyện.

    3. Việc cần làm đầu tiên với một nhà văn tập sự - hãy đọc

    Bắt đầu từ đâu nếu bạn quyết định thử sức mình với tư cách là một người kể chuyện? Lời khuyên đầu tiên mà tất cả các nhà văn thành công đưa ra là hãy đọc càng nhiều càng tốt.

    Một số lượng lớn các tác phẩm ngắn ở nhiều thể loại khác nhau đã được tạo ra trên thế giới. Để bắt đầu, bạn nên tìm hiểu những tác phẩm kinh điển, và sau đó làm quen với những người kể chuyện hiện đại. Bạn có thể lấy cảm hứng từ họ, và họ sẽ dạy bạn sự chính xác.

    4. Đừng tạo ra quá nhiều nhân vật

    Không nên có nhiều nhân vật trong truyện. Rốt cuộc đây không phải là một cuốn tiểu thuyết. Ngay cả trong truyện trinh thám cũng có khá nhiều nghi án, trái ngược với những tác phẩm đồ sộ.

    Hàng loạt anh hùng làm điều gì đó ở những vị trí khác nhau của một truyện ngắn sẽ khiến người đọc bối rối. Và tất cả những mâu thuẫn của họ không thể được giải quyết trong một câu chuyện ngắn. Nếu bạn không thể cắt bỏ những tình tiết không cần thiết cản trở sự phát triển của ý tưởng chính, và loại bỏ những nhân vật không cần thiết, thì tốt hơn hết bạn nên lấy ngay một câu chuyện khác hoặc viết thành cuốn tiểu thuyết.

    Ngoài ra, các sự kiện phải được mô tả theo một góc nhìn - từ góc nhìn của nhân vật chính hoặc nhân vật phụ quan sát cuộc đời của nhân vật chính, hoặc từ góc nhìn của tác giả. Sẽ rất khó để đưa ra một cái nhìn về những gì đang xảy ra qua con mắt của một nhân vật phản diện hoặc một nhân vật chính diện khác trong định dạng này.

    5. Phần mở đầu và kết thúc gây ngạc nhiên

    Cần phải bắt đầu câu chuyện bằng một cái gì đó bất bại, bất thường, đột ngột. Đó có thể là một bí mật nào đó hoặc một vấn đề thú vị cần giải quyết ngay lập tức.

    Nhân tiện, không nhất thiết đoạn đầu tiên sẽ được giữ nguyên sau khi bạn hoàn thành tác phẩm của mình. Có lẽ bạn sẽ viết lại nó khi bạn hoàn thành bài viết của mình. Trong mọi trường hợp, phần mở đầu nên thu hút sự chú ý, gây tò mò cho người đọc, khơi gợi các câu hỏi và cảnh báo trước các sự kiện tiếp theo.

    Kết thúc của truyện ngắn thường đánh thức những cảm xúc trong sáng nhất trong lòng công chúng đọc. Không kém phần quan trọng so với mở đầu, một kết thúc ngoạn mục là việc giải quyết mâu thuẫn trọng tâm. Kết bỏ dở hiếm khi thích hợp cho việc hoàn thành một tác phẩm văn xuôi ở bất kỳ định dạng nào. Tuy nhiên, cái kết cũng có thể mở, khi người đọc tự mình thu thập tất cả các kết luận. Nó có thể là cái kết duy nhất (với một kết quả dễ hiểu) hoặc vòng tròn (quay trở lại đầu câu chuyện thông qua một hình ảnh hoặc hành động. Ví dụ như hình ảnh lò gạch trong Chí Phèo hoặc lá cờ đỏ sao vàng trong Vợ nhặt ).

    6. Phát triển một cấu trúc

    Trước khi bắt đầu tạo văn bản, bạn nên viết dàn ý cho câu chuyện. Nó phải bao gồm danh sách các nhân vật, nội dung của cốt truyện, cũng như phần mở đầu và kết thúc gần đúng nhất (với lúc xuất bản) của câu chuyện - đây là những phần quan trọng nhất của văn bản, là điểm nhấn của nó.

    Khi soạn một tiểu phẩm tương lai, cần tránh giới thiệu dài dòng. Đây không phải là một cuốn tiểu thuyết. Bạn cần thu hút khán giả theo đúng nghĩa đen từ những dòng đầu tiên.

    Mặt khác, cấu trúc của truyện ngắn và truyện dài là giống nhau:

    • Giới thiệu sơ lược về nhân vật, thời gian và địa điểm hành động.
    • Cốt truyện đóng vai trò là sự khởi đầu của xung đột chính.
    • Phát triển hành động.
    • Cao trào là đỉnh cao của các pha hành động hoặc một tình tiết căng thẳng đáng kể.
    • Sự biến đổi là hậu quả của cao trào.
    • Kết luận trong đó câu chuyện kết thúc.

    Tất nhiên, bạn có mọi quyền để thử nghiệm. Có những ví dụ trong tài liệu khi một câu chuyện bắt đầu từ phần cuối hoặc không có xung đột được thể hiện rõ ràng.

    7 Chỉnh sửa bài viết

    Khi công bố tác phẩm, dường như nó đã ở trạng thái tuyệt vời và hoàn hảo.

    Tuy nhiên, trước đó có thể tác phẩm đã được cải thiện với sự chỉnh sửa cẩn thận từ người viết rất nhiều lần. Chúng ta chỉ cần không tiếc nuối khi "cắt" đi tuyệt tác được tạo ra bằng công sức, bằng tâm hồn và sự cống hiến hết mình. Hãy nhớ rằng - các chỉnh sửa sẽ chỉ mang lại lợi ích.

    Vì vậy, điểm cuối cùng trong câu chuyện của bạn không có nghĩa là kết thúc tác phẩm. Phiên bản làm sẵn đầu tiên còn lâu mới là phiên bản cuối cùng.

    Trước khi chỉnh sửa tài liệu đã viết, bạn nên quên nó hoàn toàn trong một thời gian - trong vài ngày, hoặc tốt hơn là trong một tuần. Sau giờ giải lao, bạn sẽ có cái nhìn mới mẻ về công việc của mình. Điều này giúp bạn dễ dàng phát hiện ra các lỗi logic, sự mâu thuẫn trong cốt truyện, đối thoại không tự nhiên, các ký tự không cần thiết và đơn giản là các từ lặp lại hoặc không cần thiết. Mỗi dòng nên phát triển một hành động hoặc bằng cách nào đó mô tả đặc điểm của nhân vật. Nếu không, nó nên được loại trừ.

    Điều chính là phải khách quan, nghiêm khắc và thậm chí tàn nhẫn đối với bản thân. Hãy thành thật nói với tôi - bạn có muốn tự mình đọc một câu chuyện như vậy không, dù nó có nhàm chán hay tầm thường.

    Tóm lại, làm thế nào để viết một câu chuyện hay?

    Vì vậy, chúng ta hãy tóm tắt. Để viết câu chuyện đầu tiên của bạn, bạn cần:

    • Đọc nhiều và học hỏi từ những người đi trước.
    • Quyết định chủ đề của tác phẩm.
    • Tạo một số ký tự đa diện sẽ rất thú vị khi xem.
    • Suy nghĩ về cốt truyện và kết thúc.
    • Lập kế hoạch cho văn bản và dựa trên đó, viết tác phẩm của riêng bạn.
    • Chỉnh sửa những gì bạn đã viết (vài lần nếu cần). Để kiểm tra kiểm soát, hãy đọc to văn bản.
    • Đưa ra một tiêu đề sáng tạo, hấp dẫn. Tốt nhất bạn nên viết nó sau cùng, khi toàn bộ câu chuyện đang ở trước mắt bạn. Thông thường, tiêu đề tạo ra âm mưu hoặc biểu thị các nhân vật chính, chủ đề hoặc đối tượng của câu chuyện.
    • Gửi bản thảo đến tạp chí văn học hoặc nhà xuất bản chuyên về truyện ngắn, hoặc gửi bản thảo đến một cuộc thi văn học. Một cách khác để truyền tải tác phẩm của bạn đến người đọc là đăng tác phẩm lên Internet (trên blog của bạn, trên các trang của nhà văn, hoặc trên các tạp chí trực tuyến). Trước tiên, bạn cần làm rõ các yêu cầu đối với bản thảo trong từng trường hợp cụ thể (chủ đề, khối lượng tối thiểu và tối đa, v. V).

    Qua bài viết này, mong các bạn có thể tìm được thông tin hữu ích giúp các bạn viết một truyện ngắn hoàn hảo, như ý, truyền tải tới bạn đọc một cách tốt nhất những gì bạn nghĩ.

    Đăng truyện kiếm tiền trên mạng ở đâu?

    Diễn đàn Việt Nam Overnight

    Đây là diễn đàn đăng truyện uy tín nhất, nổi tiếng nhất và cũng là tiện lợi nhất cho bạn hiện tại nếu bạn đang có ý định kiếm tiền từ những câu truyện mình viết, trang web này cho phép bạn đăng truyện tự do thoải mái không cần qua kiểm duyệt (tất nhiên nội dung vẫn cần đúng quy định, không đăng truyện xxx) tiền thu về nhận được từ lượt đọc chứ không nhận 1 lần theo kiểu bán tác phẩm của bạn với giá rẻ như các trang web khác, do vậy bạn có thể thu tiền bản quyền đối với truyện của mình suốt đời miễn có người đọc, thứ 2, bạn có thể bán truyện nếu muốn người dùng phải trả tiền để đọc 1 chương truyện nào đó bạn muốn thu phí, và bạn có thể tự cài đặt số tiền đó, nói chung là bạn tự làm tất cả đối với tác phẩm của mình, rất hay đúng không nào, về độ uy tín thì khỏi phải bàn, đã có gần 50k thành viên đăng ký viết bài, kiếm tiền bằng cách viết truyện tại đây và rất nhiều bạn nhận được tiền, tiền tự động cộng vào tài khoản của bạn ngay lập tức khi có lượt xem luôn nhé.

    Trang chủ: dembuon.vn

    [​IMG]

    Đặc biệt hơn, không chỉ truyện mà bạn có thể viết tất cả mọi thứ đều có thể nhận được tiền từ lượt đọc, ví dụ viết review truyện, review địa điểm, đồ ăn, viết bài chia sẻ kiến thức, chia sẻ tài liệu, viết thơ.. nói chung viết bất kỳ cái gì mà người ta có nhu cầu tìm đọc nhiều là bạn sẽ có nhiều tiền thôi, cho nên hãy tìm chủ đề viết là những thứ người ta tìm kiếm trên Google nhiều là sẽ nhiều xu lắm đấy, diễn đàn còn có thêm chuyên mục tám chuyện họp chợ cực kỳ đông vui, còn chần chờ gì mà không đăng ký ngay nào.

    Đăng ký: Dembuon.vn *link*

    [​IMG]

    Chú thích:

    (1) Nhà văn Bùi Hiển còn nhiều lần phát biểu về đặc điểm của truyện ngắn, trong một số bài phát biểu tổng kết các cuộc thi truyện ngắn ở báo Văn Nghệ. Ngoài ra, có thể đọc thêm bài Chất sống (câu chuyện đối đáp giữa nhà văn Bùi Hiển và nhà văn Nguyễn Công Hoan in trong Hỏi chuyện các nhà văn, nhất là các trang 71, 79, 80).
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này