Chấn Thương Tiếng Anh - English Trauma

Thảo luận trong 'Thảo Luận' bắt đầu bởi Trùm, Thg 3 1, 2017.

  1. Trùm

    Trùm Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    828
    Đây là một bài viết của tác giả AJ Hoge – người đã sáng tạo ra một phương pháp tiếng Anh gọi là Efforless English. Cá nhân tôi thấy bài này khá hay nên đã quyết định dịch ra. Tác giả AJ Hoge đã nói khá chính xác những gì tôi đã cảm nhận và trải qua trong quá trình hoc tiếng Anh tại trường trung học, và tỗi nghĩ có không ít có những bạn đã và đang trải qua những gì như trong bài viết này đề cập. Hãy đọc để biết coi bạn có đang gặp phải tình trạng này không nhé!

    Bài viết có hơi dài, ráng đọc hết nhé!


    Tôi đã đến một lớp học tiếng Anh tại Nhật Bản. Giáo viên đang đứng trước bục giảng. Những học sinh bên dưới còn trẻ và ham học. Tôi ngồi một bên và theo dõi buổi học. Giáo viên viết một câu tiếng Anh trên bảng : “John is taller than Mary”. Sau đó cô giáo bắt đầu nói bằng tiếng Nhật. Trong khi nói, cô ấy khoanh tròn từ “John” bằng phấn xanh dương. Giáo viên cứ nói, nói, nói và nói…bằng tiếng Nhật, tay thì chỉ vào từ “John”. Học sinh mở tập ra và bắt đầu viết. Giáo viên cũng viết rất nhiều câu dài lên bảng – bằng tiếng Nhật. Và sau đó, cô ấy lại chỉ vô từ “John”.

    Tôi không thể nào hiểu được tiếng Nhật và tôi bị ngạc nhiên. “Cô ta đang nói cái gì thế? Làm thế nào mà cô ấy có thể nói nhiều như thế chỉ về một từ – nó chỉ là một cái tên!”. Rốt cục, giáo viên cũng khoanh tròn từ “Mary”. Sau đó, cô ấy lại tiếp túc nói, bằng tiếng Nhật. Cô ấy chỉ vô từ. Cô ấy viết những ghi chú dài bằng tiếng Nhật. Học sinh thì cứ viết, viết, viết và viết. Nhìn họ rất nghiêm trọng và mơ hồ. Giáo viên tiếp tục nói – bằng tiếng Nhật. Cuối cùng, sau 10 phút, cô ấy cũng giải thích xong từ “Mary” (bằng tiếng Nhật). Học sinh lúc này trông rất mệt mỏi và uể oải.

    Giáo viên tiếp tục gạch chân dưới từ “is”, sử dụng phấn trắng. Sau đó cô ấy lại làm lại như cũ – nói, nói, nói, nói, và nói bằng tiếng Nhật. Viết, viết, viết, và viết…bằng tiếng Nhật. Điều này cứ diễn ra cho toàn bộ bài giảng. Rốt cuộc giáo viên cũng khoanh tròn từ “taller” và “than” bằng phấn xanh lá, và cô ấy lại tiếp tục nói hơn 20 phút về 2 từ này. Cuối buổi học, học sinh mệt mỏi, uể oải và hoàn toàn mơ hồ. Trong 50 phút, học sinh chỉ nghe duy nhất một câu tiếng Anh, được lặp lại đúng một lần. Trong khi đó, họ phải nghe giáo viên nói tiếng Nhật trong gần 49 phút. Tôi không thể tin nổi điều này. Tuy nhiên, sự thật thì đây chính là một lớp học tiếng Anh điển hình. Mỗi ngày, học sinh phải nghe giáo viên của mình giải thích về các câu tiếng Anh bằng tiếng Nhật.

    Sau 3 năm học tiếng Anh, không một học sinh nào có thể nói dù chỉ một câu tiếng Anh đơn giản. Tất cả học sinh đều ghét tiếng Anh. Lớp học thì buồn tẻ. Những bài thi thì phức tạp. Mỗi ngày họ đều phải phân tích những quy tắc văn phạm rất khó. Mỗi ngày, họ phải nhớ những danh sách dài các từ mới tiếng Anh. Thật không may, rất nhiều học sinh tiếng Anh, trên rất nhiều quốc gia khác nhau, đều có chung một cảm giác này. Bởi vì, họ học tiếng Anh bằng cách này, họ tin rằng tiếng Anh rất khó và phức tạp. Họ không có sự tự tin để nói tiếng Anh. Họ bị stress khi mỗi lần phải nghe hay phải nói tiếng Anh.

    Một học sinh đã gọi cảm giác này là “Chấn Thương Tiếng Anh.”

    Nguyên Nhân của Chấn Thương Tiếng Anh

    Nguyên nhân nào gây ra chấn thương tiếng Anh? Tại sao nhiều học sinh lại cảm thấy khó khăn khi họ muốn nói tiếng Anh? Đó không phải là lỗi của học sinh! Chấn thương tiếng Anh gây ra bởi trường học, không phải học sinh. Chính xác là, chấn thương tiếng Anh gây ra bởi phương pháp giảng dạy.

    Những phương pháp này làm học sinh bối rối và tạo ra sự căng thẳng. Những phương pháp này gây tổn hại đến khả năng nói tiếng Anh của học sinh. Những phương pháp này không hiệu quả – chúng không có ý nghĩa.

    Nguyên Nhân 1: Phân Tích và Ghi Nhớ

    Sự giảng dạy tiếng Anh truyền thống tập trung vào phân tích ngữ pháp và ghi nhớ từ vựng tiếng Anh.

    Trong một lớp học điển hình, học sinh dành đa số thời gian để nghe giáo viên giải thích ngữ pháp bằng tiếng mẹ đẻ (không phải tiếng Anh). Trong suốt buổi học, giáo viên tập trung vào “ngữ pháp mấu chốt” – những quy tắc phức tạp về cấu trúc của tiếng Anh. Những quy tắc này rất khó để nhớ. Sự thật là, trong suốt một buổi nói chuyện bình thường, với một tốc độ bình thường, chúng ta KHÔNG THỂ nhớ và vận dụng một cách chính xác các quy tắc này. Đơn giản là mất quá nhiều thời gian để nhớ lại tất cả các quy tắc trong khi đang nghe và nói.

    Vì vậy, học sinh học chỉ để qua các kì thi. Đôi khi họ học để đọc và viết. Nhưng hiếm khi họ học để nói chuyện một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, đa số thời gian được dành để ghi nhớ từ vựng. Điển hình là, học sinh phải nhớ những danh sách dài từ mới. Học sinh học để ghi nhớ thật nhiều từ cho bài kiểm ra. Sau đó, họ quên gần hết! Kết quả là, học sinh, những người mà làm rất tốt trong những bài kiểm tra về ngữ pháp và từ vựng – nhưng lại không thể hiểu được lời nói tiếng Anh thông thường và không thể nói được một cách dễ dàng. Bời vì, hầu hết học sinh khi học tiếng Anh đều cảm thấy rất khó khăn với việc nói. Họ không có sự tự tin.

    Họ cảm thấy thoải mái hơn khi làm một bài kiểm tra so với một cuộc nói chuyện thực tế.

    Nguyên Nhân 2: Speak Dammit!

    Phương pháp dạy truyền thống tập trung vào đầu ra. Điều này có nghĩ là gì? Nghĩa là hầu hết trường học đều muốn học sinh ngay tức thì biết được tiếng Anh. Nói một cách khác, họ bắt học sinh phải viết, làm những bài kiểm tra, đôi khi là nói.

    Ví dụ, trong một lớp học tại Nhật Bản như trên, giáo viết đôi khi chia lớp ra thành những nhóm nhỏ. Sau đó cô ấy nói với học sinh (bằng tiếng Nhật): “Thực hành sử dụng so sánh. Mỗi học sinh nói một câu tiếng Anh và so sánh với hai học sinh khác.” Học sinh luôn luôn bị bối rối và lo lắng trong suốt hoạt động này. Nói chuyện kiểu này không tự nhiên. Nó gây ra căng thẳng. Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều muốn nói tiếng Anh. Vấn đề là – lớp học truyền thống bắt học sinh phải nói tiếng Anh quá sớm, trước khi họ sẵn sàng. Hơn nữa, họ bắt học sinh nói bằng một cách hoàn toàn không tự nhiên.

    Khảo sát chỉ ra rằng đầu vào dễ hiểu là chìa khóa để nói tốt. Nói một cách khác, bạn cẩn nghe rất nhiều tiếng Anh bản xứ trước khi bạn có thể nói một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bạn nghe càng nghiều bao nhiêu, bạn sẽ nói tốt bấy nhiêu. Ngoài ra còn có một vấn đề về cảm xúc. Khi giáo viên bắt học sinh phải nói khi họ chưa sẵn sàng, học sinh sẽ rất e ngại. Cảm giác này sẽ được lặp lại và củng cố nhiều lần. Cuối cùng, học sinh cảm thấy chán nản mỗi khi họ cố gắng nói tiếng Anh! Nói một cách khác: họ bị Chấn Thương Tiếng Anh.

    Nguyên Nhân 3: Bạn Thật Ngu Ngốc!

    Những giáo viên truyền thống rất thích sửa lỗi sai của học sinh. Bạn làm một bài kiểm tra, và giáo viên tìm ra sai sót của bạn. Khi bạn cố gắng nói, ngay lập tức những lỗi sai của bạn sẽ được sửa.

    Trong nhiều lớp học, học sinh bị bắt phải nói tiếng Anh trong khi cả lớp lắng nghe. Dĩ nhiên, việc này làm học sinh cảm thấy rất e ngại. Thậm chí nó còn tồi tệ hơn nữa. Khi học sinh nói, đôi khi giáo viên sẽ tìm ra vài lỗi và sửa chúng – trong khi cả lớp đang nghe. Dĩ nhiên, điều này thật kinh khủng. Bạn cảm thấy ngượng ngùng. Bạn cảm thấy cực kì căng thẳng. Điều này làm học sinh trông thật ngu ngốc!

    Và việc sửa lỗi này không có hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử lỗi này không có TÁC DỤNG gì cả! Hoàn toàn không có hiệu quả. Ví dụ, chúng tôi chia một lớp học ra làm hai nhóm. Nhóm 1, giáo viên ngay lập tức sửa tất cả lỗi sai của học sinh. Nhóm 2, giáo viên không bao giờ sửa những lỗi sai. Cuối năm học, chúng tối kiểm tra cả hai nhóm. Kết quả là (lúc nào cũng vậy): KHÔNG có sự khác biệt giữa hai nhóm này. KHÔNG có sự khác biệt giữa những lỗi sai mà hai nhóm này tạo ra.

    Sự sửa sai có vẻ logic, nhưng sự thật là – nó hoàn toàn không có tác dụng. Thực tế, sự sửa sai gây ra tác dụng tiêu cực hơn là tích cực – thực ra nó làm ảnh hưởng không tốt đến học sinh. Đây là một kết quả khác mà chúng tôi thu được từ việc so sánh hai nhóm học sinh: cả hai nhóm đều mắc phải cùng số lượng lỗi như nhau, NHƯNG Nhóm 1 nói chậm hơn! Nói một cách khác, sự sửa sai giết chết nói nhanh. Sự sửa lỗi làm cho học sinh nghĩ về tiếng Anh. Sự sửa lỗi làm cho học sinh luôn luôn phân tích và dịch tiếng Anh trước khi họ nói.

    Những học sinh này không thể nói tiếng Anh dễ dàng và nhanh chóng.

    Buồn Chán, Căng Thẳng, và Bối Rối

    Dưới đây là kết quả của phương pháp dạy tiếng Anh truyền thống:
    • Một học sinh buồn chán, người mà nghĩ rằng tiếng Anh thật tẻ nhạt.
    • Một học sinh căng thẳng, người mà cảm thấy e ngại mỗi lúc khi họ cố gắng nói tiếng Anh
    • Một học sinh bị bối rối, người mà nghĩ rằng tiếng Anh rất là khó và phức
    • Một học sinh người mà đạt điểm cao trong những bài kiểm tra, nhưng không thể hiểu hoặc nói tiếng Anh một cách dễ dàng.
    Và cuối cùng sẽ tạo ra:
    • Một học sinh người mà rời bỏ việc học tiếng Anh, họ tin rằng họ không thể và không bao giờ có thể nói tiếng Anh tốt.
    • Một học sinh người mà nghĩ rằng, “Tôi không có khả năng học tiếng Anh tốt”
    Nói một cách khác, một học sinh bị Chấn Thương Tiếng Anh

    Các bạn có thấy chính mình trong đó không? Riêng tôi thấy quá đúng với trường hợp của mình luôn.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này