Hướng Dẫn Cách Viết Cốt Truyện Tiểu Thuyết

Thảo luận trong 'Rao Vặt' bắt đầu bởi Trùm, Thg 12 3, 2022.

  1. Trùm

    Trùm Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    828
    Vài nét về cốt truyện tiểu thuyết



    Một trong những nhân tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn và lôi cuốn của tác phẩm phải kể đến cốt truyện. Tư tưởng, chủ đề sẽ được bộc lộ thông qua cốt truyện. Vì vậy nếu tác phẩm có cốt truyện hay thì nội dung tư tưởng sẽ được bộc lộ một cách nhuần nhuyễn. Ngược lại nếu cốt truyện nhàm chán, sơ lược thì tư tưởng chủ đề sẽ xuất hiện một cách lộ liễu, áp đặt với người đọc. Cốt truyện không đặc sắc sẽ dẫn đến tính cách nhân vật mờ nhạt, không thể hiện được bản chất và cá tính của mình. Như vậy cốt truyện là "Một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm" [21, tr. 137] .

    Quan điểm truyền thống cho rằng cốt truyện là một yếu tố thuộc về nội dung. Thực ra cốt truyện cũng là một yếu tố thuộc về hình thức. Khái niệm cốt truyện chỉ được hiểu rõ hơn qua sự phân biệt nó với khái niệm câu chuyện và sườn truyện.

    Câu chuyện là tập hợp diễn biến của những sự việc có liên hệ với nhau theo trình tự thời gian. Do yêu cầu nhận thức của người nghe cho nên người kể chứng kiến sự việc sẽ kể lại câu chuyện ấy đúng như trình tự vốn có của nó trong đời sống. Việc nào xảy ra trước kể trước, việc nào xảy ra sau kể sau. Từ những câu chuyện của đời sống nhà văn có thể xây dựng cốt truyện hoàn chỉnh trong văn học. Nhưng cũng có khi câu chuyện trong đời sống chỉ là một chi tiết của tác phẩm còn toàn bộ cốt truyện là do nhà văn sáng tạo ra. Trong cốt truyện, trình tự diễn biến của sự việc có thể bị đảo lộn chứ không tuân theo trình tự diễn biến của những sự việc xảy ra trong đời sống. Như vậy sự khác nhau cơ bản giữa câu chuyện và cốt truyện là

    "Trong khi câu chuyện liên kết các mô-típ trong sự kế tục về thời gian và đi từ nguyên nhân đến kết quả, thì cốt truyện lại liên kết các mô-típ theo trình tự xuất hiện trong tác phẩm, và như vậy đó là một cấu trúc hoàn toàn có tính chất nghệ

    thuật" [52, tr. 128] . Sườn truyện là cái khung, nó không bao hàm cả các tình tiết cụ thể trong truyện. Trong sườn truyện chỉ chứa những biến cố chính của câu chuyện, là điểm bật cho sự phát triển cốt truyện.

    Trong tiểu thuyết hiện đại cốt truyện là phương tiện để nhà văn thể hiện tính cách nhân vật. Tính cách của nhân vật chỉ có thể được bộc lộ qua cốt truyện mà thôi. Nhà văn sử dụng cốt truyện để miêu tả tính cách nhưng những biến cố, những tình huống, những mối quan hệ mà nhà văn đặt nhân vật của mình vào phải được chọn lựa sao cho phù hợp với cốt truyện. Có như vậy tác phẩm mới phản ánh được bản chất cuộc sống và làm nổi bật nội dung tư tưởng chủ đề.

    Cốt truyện trong một cuốn tiểu thuyết phải phục vụ cho việc thể hiện tư tưởng chủ đề và nội dung nghệ thuật của tác phẩm. Tác giả có thể vay mượn các sườn truyện trong truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn.. nhưng những sườn truyện này phải cùng phản ánh được bản chất xã hội, tư tưởng chủ đề mà tác giả muốn nói đến. Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo sử dụng câu chuyện về nghĩa quân Tần Đắc, câu chuyện này kết hợp với cốt truyện của tiểu thuyết đã thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Tình dục, bản năng con người, nhu cầu làm tròn thiên chức không thể bị triệt tiêu dù có bất kỳ lý do gì. Việc tạo dựng một cốt truyện trong tiểu thuyết là một công việc khó khăn bởi vì cốt truyện trong tiểu thuyết có những yêu cầu về nghệ thuật nhất định của nó.

    Cốt truyện trong tiểu thuyết phải tổ chức các tuyến sự kiện, biến cố một cách chặt chẽ. Chúng phải đan bện vào nhau chứ không được rời rạc, phân tán. Sự phân tán về tư tưởng chủ đề sẽ dẫn đến cốt truyện trong tiểu thuyết bị rời rạc, thiếu chặt chẽ.

    Hệ thống tình tiết phải được phát triển một cách hợp quy luật khi được đặt trong cốt truyện. Thêm vào đó các câu chuyện trong cốt truyện phải được diễn ra một cách tự nhiên như chính bản thân nó vốn có chứ không phải dưới bàn tay xếp đặt của tác giả.

    Cốt truyện trong tiểu thuyết nên cần có sự xung đột. Những mâu thuẫn trong cuộc đấu tranh xã hội được phản ánh qua xung đột cá nhân. Các nhà viết tiểu thuyết đã tạo được sức hấp dẫn trong tác phẩm của mình nhờ xây dựng thành công những tình huống căng thẳng, éo le trong cốt truyện của mình. Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố có cốt truyện được xây dựng trên sự xung đột giữa nông dân và địa chủ. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma văn Kháng rất thành công trong việc tạo nên sự xung đột giữa cái cũ và cái mới trong buổi giao thời được thể hiện qua sự xung đột giữa những mâu thuẫn cá nhân trong một gia đình.

    Như vậy cốt truyện đóng vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Nó không phải là những câu chuyện được kể thông thường mà nó là những câu chuyện được xếp đặt một cách logic, thẩm mỹ trong một tác phẩm văn học. Sự thành công của một cuốn tiểu thuyết phụ thuộc rất nhiều vào cốt truyện có hấp dẫn hay không. Chính vì vậy quá trình xây dựng cốt truyện của các nhà viết tiểu thuyết là một quá trình lao động nghiêm túc và vô cùng vất vả.

    Cách viết tiểu thuyết online hay dành cho bạn

    Bước 1: Xây dựng thế giới hư cấu

    Viết tiểu thuyết là cả một quá trình sáng tạo. Do đó, quá trình để xây dựng thế giới hư cấu là cả hành trình chứ không thể có ý tưởng ngay ngày một, ngày hai.

    Việc của người viết là hãy luyện thói quen ghi chép mỗi ngày. Ý tưởng luôn quanh bạn.

    Để viết tiểu thuyết hay thì là người sáng tác, bạn cần có nguồn cảm hứng bất tận.

    Đôi tìm ý tưởng lại là một trở ngại lớn đối với các nhà viết tiểu thuyết. Tất cả những người cầm bút đều có lúc gặp phải vấn đề này, và cách xử lý tốt nhất là tìm cảm hứng.

    Cảm hứng không chỉ đơn giản là việc bạn đọc sách, báo tài liệu.. Mà đơn giản cảm hứng chỉ xuất hiện từ những chuyến đi, những điều xung quanh cuộc sống của bạn.

    Xem thêm Ý tưởng luôn quanh bạn-Làm sao để chạm đến Chúng dễ dàng

    Bước 2 Nghiên cứu tài liệu

    Sau khi đã chuẩn bị cho mình một ý tưởng và nguồn cảm hứng bất tận. Hãy học cách nghiên cứu tài liệu. Bởi đôi khi Ý TƯỞNG LỚN GẶP NHAU cũng là chuyện thường tình.

    Trước khi bạn chuẩn bị ra bản phát thảo, hãy nghiên cứu sách vở, thông tin trên các kênh Social Media về sự xuất hiện của các ý tưởng.

    • Trường hợp đã người viết ý tưởng này rồi. Mà tác giả đã viết thực sự xuất sắc thì bạn nên quay lại bước 1 để khai thác thêm khía cạnh khác. Để từ đó, bạn lại bắt đầu hành trình tìm cảm hứng và khai thác ý tưởng mới, góc nhìn mới.
    • Trường hợp ý tưởng này chưa được khai thác nhiều thì chuyển qua bước 3 bạn nhé!

    Bước 3: Viết đề cương cho Cuốn Tiểu Thuyết

    Sau khi có ý tưởng và phân tích thị trường một cách chỉnh chu thì bạn sẽ chuyển sang bước viết đề cương cho cuốn tiểu thuyết. Trước khi viết đề cương, bạn cần chuẩn bị cho mình một BỘ XƯƠNG của cuốn tiểu thuyết. Bạn nên nắm rõ các yếu tố sau đây:

    • Tại sao bạn phải viết cuốn tiểu thuyết này?
    • Mục tiêu khách hàng bạn muốn hướng đến là ai?
    • Cốt truyện ra sao?
    • Nhân vật chính
    • ..

    Sau khi trang bị cho mình những phần sườn. Hãy bắt tay vào bộ đề cương này. Hãy thêm ý, triển khai nó một cách chi tiết. Trong quá trình viết, sẽ có lúc bạn sẽ sai, nhưng đừng lo lắng quá. Hãy viết ra hết những điều bạn nghĩ và sắp xếp chúng một cách hợp lý nhất.

    Tóm truyện trong một câu

    Bạn hãy tón tắt nội dung tuyết thuyết của mình thành một câu ngắn gọn nhất có thể.

    Ví dụ: Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của Randy, một câu đó là: "Một nhà vật lý du hành ngược thời gian để giết giáo đồ Paul."

    Cả câu nói nói đã tóm gọn được nội dung của cả cuốn sách, nó như một lời cam kết, một kim chỉ nam để bạn hướng đến và làm trọn lời cam kết này.

    Nó cũng như một công cụ giúp bạn giới thiệu cuốn tiểu thuyết của mình tới bất cứ ai chỉ trong 10 giây.

    Đây cũng là cách giúp bạn thể hiện chủ đề ấn tượng nhất của cuốn tiểu thuyết đến với mọi người từ nà xuất bản đến biên tập viên, đội ngũ đánh giá, cho tới chủ tiệm sách, và cuối cùng là độc giả. Nên trước khi viết tiểu thuyết, hãy tạo ra một câu chốt tốt nhất có thể nhé.

    Gợi ý để bạn tạo được câu chốt hay:

    • Hãy ngắn gọn, chọn từ sắt bén. Dưới 30 từ là tốt nhất.
    • Mẹo nhỏ: Không cần có tên nhân vật. Thay vì "Annie Ho" hãy viết "một nghệ sĩ đu xà tàn tật".
    • Nhân vật nào trong tiểu thuyết của bạn có nhiều thứ để mất nhất? Và điều mà họ muốn nhất là gì?

    Viết ra câu chốt hay cho tiểu thuyết của bạn không phải đơn giản, bạn hãy tham khảo thêm các câu tóm tắt sách trong top sách hay để học hỏi.

    Tóm tắt truyện trong một đoạn

    Sau khi đã có câu chốt của tiểu thuyết hay của bạn hãy dành thêm thời gian để biến câu chốt ấy thành một đoạn miêu tả rõ hơn về câu chuyện của bạn:

    Ví dụ:

    • Bối cảnh thế nào?
    • Các tình tiết chính?
    • Và kết thúc ra sao?

    Mình thấy anh Randy chia sẻ về cấu trúc "tam đoạn". Trong câu chuyện sẽ có 3 thảm họa (đó là một điều gì đó cản trở mục tiêu của nhân vật chính), mỗi thảm họa chiếm 1/4 cuốn tiểu thuyết, và cuối là kết thúc. Nếu bạn cũng tin tưởng cấu trúc này, thì có thể chia sách làm 3 Act.

    Bạn có thể hiểu đơn giản là từ đầu tới cuối Act 1 là giới thiệu bối cảnh, nhân vật, và kết thúc bằng một "thảm họa", điều gì đó xảy ra ở bên ngoài khiến cho nhân vật chính không thể đạt được mục tiêu của mình.

    Sau đó là nhân vật đã làm gì đó dẫn tới hậu quả là thảm họa tiếp theo ở giữa Act 2, và cuối cùng là dẫn sang Act 3.

    Bạn nên để thảm họa đầu tiên là do hoàn cảnh bên ngoài, còn hai thảm họa sau đó là hệ quả của việc nhân vật chính cố gắng khắc phục hậu quả nhưng vì vậy mà khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ, thế nên mới có chuyện hay để kể hihi

    Nếu nhà xuất bản hỏi bạn tiểu thuyết của bạn nói về cái gì, thì bạn có thể gửi cho họ đoạn giới thiệu này. Lý tưởng nhất là có 5 câu:

    • Phần 1: Mô tả bối cảnh câu chuyện, nhân vật, mục tiêu.
    • Phần 2- 3 – 4: Mỗi câu mô tả một thảm họa nào đó.
    • Phần 5: Mô tả phần kết.

    Một lưu ý là bạn đừng nhầm lẫn đoạn tóm truyện này với phần giới thiệu đằng sau bìa sách nhé. Đoạn tóm truyền này tóm tắt toàn bộ câu chuyện một cách chân thực nhất để bạn hiểu thật rõ câu chuyện của mình.

    Còn bìa sau sách thường chỉ tóm phần đầu tiên, và viết để khơi gợi sự tò mò của độc giả chứ show ra hết như trên thì khán giả khong còn hứng thú để mò mẩm cuốn tiếu thuyết của bạn nữa rồi ha ha.

    Viết mô tả nhân vật

    Sau các bước vừa rồi, bạn hãy tiến hành lập một bức tranh tổng thể về các tuyết nhân vật sẽ xuất hiện trong tiểu thuyết của bạn.

    Chắc chắn bước này là siêu quan trọng để bạn phải làm thật kỹ, bạn càng thiết kế thật tỉ mỉ tuyến nhân vật thì về sau bạn viết tiểu thuyết sẽ càng dễ dàng hơn.

    Bạn có thể checklisst ra các phần như sau:

    • Tên nhân vật là gì?
    • Mô tả nhân vật: Tính cách, thói quen, quan điểm, vẻ ngoài, nội tâm..
    • Động lực. Mục đích hay mong muốn của nhân vật đó là gì? (hạnh phúc, giàu có, v. V.)
    • Mục tiêu mà nhân vật muốn đạt kết quả nào cụ thể, nhìn thấy được?
    • Mâu thuẫn của nhân vật điều gì ngăn cản họ đến với mục mục tiêu?
    • Sự thay đổi- chuyển mình, đến hồi kết, nhân vật sẽ học được gì hay thay đổi ra sao?
    • Suy ra được một đoạn tóm tắt về nhân vật (5 câu).

    Bạn liệt kê càng rõ bạn sẽ thấy rằng nội dung của bạn mang tính bám sát vào nhân vật và các sự kiện sẽ diên xra để dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp.

    Tạo ra phân cảnh cho câu chuyện

    Bạn hãy tạo ra những phân cảnh phù hợp cho cuốn tiểu thuyết của bạn. Ví dụ như ở mỗi phân cảnh dưới góc nhìn của nhân vật nào, trong phân cảnh đó ai sẽ là người chứng kiến, nhân vật nào đang kể lại.

    Sau đó hãy liệt kê từng nội dung cảnh phân cảnh, mô tả điều gì diễn ra.

    Bước 4: Bắt tay vào viết tiểu thuyết chi tiết thôi

    Đã đi tới bước này thì hãy ngồi xuống và kiên trì tiếp tục viết ra những bản thảo truyền mà bạn đã chuẩn bị.

    Mình đảm bảo khi bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng những bước trên thì tốc độ những con chữ cứ thế tuôn ra ào ào đấy.

    Khi viết tới những đoạn thấy bí ý tưởng, bạn có thể nghỉ ngơi một chút rồi sau đó dành thời gian quay lại chỉnh sửa những phần cần sửa ở các bước trước.

    Không có gì là hoàn hảo ngay từ đầu, mục đích của việc ngưng lại hoặc ngâm cuốn tiểu thuyết của bạn một thời gian là để tiếp năng lượng cho bạn hoàn thiện cuốn tiểu thuyết.

    Nếu bạn đi đúng đường, thì tới cuối bản thảo, bạn sẽ có thể phải bật cười vì không ngờ cái bảo thảo gốc nó amateur đến thế, và bạn sẽ ngạc nhiên vì sự sâu sắc của câu chuyện khi hoàn thành trong thực tế!

    Bước 5: Chia sẻ, thu thập Feedback

    Chia sẻ và thu thập feedback là một bước khá quan trọng. Nó sẽ quyết định cuốn tiểu thuyết của bạn có được chào đón hay không.

    Do đó, sau khi phát thảo xong. Khoan hãy xuất bản, bạn nên nhờ người thân của mình đọc qua và hãy nhờ họ nhận xét. Khi đó, bạn sẽ nhìn nhận một cách tổng quát hơn về những gì bạn đang làm.

    Để từ đó, bạn có thể chỉnh sửa cho phù hợp với Insight độc giả. Bạn có thể giỏi, xong góc nhìn trong việc viết tiểu thuyết rất quan trọng. Bạn nên học cách lắng nghe để có thể nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và chính xác nhất.

    Lưu ý khi Viết Tiểu Thuyết

    [​IMG]

    Tiêu đề tiểu thuyết và tên nhân vật chính

    Điều đầu tiên đập vào mắt người đọc là tiêu đề và nhân vật. Hãy lựa những tiêu đề thật thu hút, nhân vật chính cần đảm bảo thật gần gũi, lấy cảm tình độc giả ngay từ đầu.

    Xây dựng hình ảnh nhân vật

    Hình ảnh nhân vật phải thật đối lập. Mỗi cốt truyện đều có nhân vật chính và nhân vật phụ. Hãy làm cho nhân vật của mình phải thật ấn tượng, thú vị ngay từ khi xuất hiện đến lúc nhập vào cốt truyện. Kẻ xấu luôn đóng vai phản diện, song không phải khi nào cũng vậy. Nếu bạn muốn khai thác mức độ của sâu sắc của cốt truyện, hãy tạo ra những kẻ xấu nhưng không phản diện. Như vây câu chuyện của bạn sẽ đem lại ý nghĩa đến độc giả. Đây là một trong những cách giúp câu chuyện của bạn dễ đi vào tâm trí độc giả hơn.

    Lời kết

    Trên đây là quan điểm riêng của mình. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn về tiểu thuyết cũng như chọn cho mình một chặng đường riêng để sản xuất ra những cuốn tiểu thuyết hay và không kém phần sâu sắc.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này