Bitcoin là gì? Công dụng của Bitcoin? Bitcoin có ký hiệu là BTC, XBT. Đây là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phân cấp dựa trên mã nguồn mở được phát hành bởi Satoshi Nakamoto từ năm 2009. Đồng tiền ảo này có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Với những đặc tính quan trọng như ẩn danh, giao dịch không cần lệ phí, càng ngày, nó càng được nhiều người tin tưởng và chấp nhận. Nói về block chain, chúng ta có thể xem đây như một quyển sổ ghi chép tài chính. Giả dụ như khi bạn trả tiền cho một ai đó, bạn cần báo cho block chain biết rằng bạn sẽ chuyển bao nhiêu. "Quyển số cái" này không chịu sự cai quản của nhà nước hay bất kỳ tổ chức nào. Nó được mã hóa vô cùng phức tạp. Để làm gì? Với mục đích duy nhất là tuyệt đối ngăn chặn vấn đề giả mạo thông tin có thể xảy ra. Nó được cập nhật 10 phút/lần. Tất cả giao dịch của chúng ta cũng cần chờ đến 10 phút thì mới được chấp nhận. Xem giá Bitcoin hiện tại: Remitano.com Có tổng bao nhiêu Bitcoin? Khác với các đồng coin còn lại, bitcoin bị giới hạn về số lượng khai thác. Dù muốn hay không, người ta tổng cộng chỉ có thể đào được 21 triệu bitcoin. Càng về sau, mức độ khai thác bitcoin càng khó hơn. Theo tính toán, Bitcoin sẽ vẫn còn đủ để đào đến năm 2040. Sau thời điểm đó, nó có thể tiếp tục được tạo ra theo hình thức hiện tại hoặc dưới dạng phiên bản mới. Giá trị của tiền ảo Bitcoin dựa trên sự tin tưởng của mọi người vào nó làm công cụ thanh toán. Khi có càng nhiều người chấp nhận, giá trị của Bitcoin càng tăng lên. Giá trị của Bitcoin nằm ở đâu? Bởi có nhiều người thường lầm tưởng giá trị Bitcoin chính là số tiền được quy ra fiat currencies (USD, Euro, Yen, Pounds, VN đồng). Tuy nhiên giá trị thực sự của Bitcoin chẳng phải thể hiện qua mức giá. Nó nằm ở sự hữu dụng, tiện lợi. Nó còn nằm cả ở những nơi mà khi bạn muốn vào bạn cần phải có đồng Bitcoin. Không một tổ chức nào có thể can thiệp và kiểm soát. Vì vậy mà giá trị thực còn cần thể hiện qua việc bảo mật trong mua bán và thanh toán. Do tiền tệ cần đảm nhiệm đầy đủ 3 chức năng quan trọng: Thanh toán, kế toán và lưu trữ giá trị. Thế nhưng cho đến nay Bitcoin vẫn chưa thể trở thành tiền tệ thực sự. Bởi vì chức năng phương tiện thanh toán dễ dàng chưa đảm bảo. Tưởng tượng những đồng xu này giống như cổ phiếu của một công ty start-up (chỉ có điều là ở đây không có công ty nào), khi càng nhiều người muốn mua cổ phiếu đó thì tất nhiên giá cổ phiếu phải tăng. Giá trị của nó nằm trong sự hữu dụng, tiện lợi, an toàn, bảo mật trong việc thanh toán, mua bán. Không một nhà bank, nhà nước, công ty nào can thiệp, một ý tưởng thiên tài đã trở thành sự thật lần đầu tiên trong lịch sử loài người. Anonymity – Bitcoin cho bạn sự riêng tư Người dùng Bitcoin không cần phải đăng ký tài khoản, không cần nhà bank, không cần thẻ tín dụng, không cần email, không cần phải có user-name hay passwords, không cần biết tên tuổi, địa chỉ, giới tính, quốc tịch, màu da, đẳng cấp, tầng lớp, trình độ.. để nhận hay gửi bitcoins. Số bitcoins bạn có được chỉ đơn giản nằm trong một hay nhiều địa chỉ mà bạn có. Và số bitcoins đó thuộc về người nào đang giữ cái private key (nằm trong file wallet. Dat), và chỉ khi có được cái private key đó thì mới có thể gửi bitcoin được, vì nếu không có private key thì sẽ không "ký tên" (sign) được. Khi bạn gửi bitcoins cho một người thì họ chỉ biết được số bitcoin đó là từ bạn gửi, nhưng không thể biết được ai là người đã sở hữu số bitcoins đó trước bạn. Người ta có thể biết được số bitcoin đang có trong một địa chỉ chứ không thể biết được đích danh AI đang sở hữu địa chỉ đó. Vì thế nên ví dụ như bạn có 1 tỷ tiền bitcoins, bạn sẽ không gôm hết vào một địa chỉ duy nhất, mà phải chia ra làm nhiều địa chỉ khác nhau. Vì số tiền càng lớn thì sẽ càng bị mạng lưới chú ý theo dõi, và sự thật là như vậy. Một sai lầm trong tâm lý nhiều người là hiện tại họ thấy giá 1 bitcoin mắc quá nên nghĩ là mình không có khả năng mua. Thật ra thì nếu bạn không thể mua được 1 bitcoin thì bạn vẫn có thể mua 0.5, 0.1, 0.01 bitcoin.. Nhưng có lẽ nhiều người sẽ không vượt qua được cái rào cản tâm lý đó là không thể chịu được cái cảm giác sở hữu một phần nhỏ của một cái gì đó, mặc dù là đối với những con số tiền bạc lạnh lùng thì nó chẳng có gì khác biệt: Nếu 1 bitcoin bằng 1000 đô thì 0.1 bitcoin bằng 100 đô, không hơn không kém. Giao dịch ẩn danh Mọi giao dịch của tiền điện tử vận hành bởi Blockchain đều là dưới hình thức ẩn danh, Bitcoin cũng không ngoại lệ. Do đó, tính bảo mật và riêng tư của Bitcoin là tuyệt đối. Tuy nhiên, mặt trái của việc này chính là người nắm giữ sẽ không được bảo vệ khi bị chiếm đoạt đồng BTC. Có thể chia nhỏ Đối với tiền giấy truyền thống, bạn không thể chia nhỏ 1 tờ tiền thành nhiều lần. Ngược lại, Bitcoin hoàn toàn có thể làm được điều này. BTC có thể được chia thành nhiều đơn vị nhỏ hơn, cụ thể là: MBTC (milibit), µBTC, satoshi. Điều này đảm bảo ai cũng có thể sở hữu Bitcoin khi giá trị của loại tiền này tăng quá cao. Không thể làm giả Bitcoin không tồn tại ở thể vật lý như tiền truyền thống mà chỉ tồn tại ở môi trường internet. Do đó, với công nghệ Blockchain, Bitcoin không thể bị làm giả. Mang tính chất giảm phát Đối với tiền truyền thống (pháp định), khi càng in ra nhiều tiền để dùng, lạm phát sẽ càng tăng cao. Tuy nhiên, nguồn cung của Bitcoin có giới hạn và sẽ không thể tạo mới khi chạm mức. Điều này khiến Bitcoin mang tính chất của đồng tiền giảm phát. Đây có thể là lời giải cho vấn đề lạm phát trong tương lai. Những lưu ý khi tham gia đầu tư Bitcoin và tiền ảo Đối với đầu tư, đầu cơ, người tham gia có thể x100, thậm chí là x1.000 lần tài khoản với Bitcoin và tiền điện tử khi giao dịch trên các sàn giao dịch như Binance hay MXC . Tuy nhiên, biên độ dao động là rất lớn, số tiền vốn của họ có thể bị giảm mạnh. Ví dụ: Đồng Luna với mức giá đỉnh hơn 100 USD được xem là một trong những đồng Crypto uy tín nhất đã sập mạnh xuống chỉ còn vỏn vẹn 0, 00009 USD mỗi đồng. Ngoài ra, những hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, rửa tiền thông qua tiền ảo vẫn đang hoành hành và chưa có phương án giải quyết. Vì thế, đầu tư Bitcoin nói riêng và các thị trường tiền ảo, Crypto nói chung vẫn chưa được nhiều quốc gia công nhận, trong đó có Việt Nam. Với những lý do trên, bạn hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn kênh đầu để có thể xây dựng nguồn thu nhập thụ động bền vững. Danh sách các sàn bitcoin lớn nhất thế giới: Binance, MXC, CoinEX, Kucoin, Okex, Coinbase Các sàn giao dịch tiền điện tử tại Việt Nam: Aliniex, Remitano Kết luận Bitcoin và các loại hình tiền ảo được tạo ra với mục đích rút gọn quá trình và tiết kiệm chi phí cho các giao dịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thử thách cho loại tài sản số này phát triển và chạm đến công chúng một cách minh bạch và rõ ràng. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu được Bitcoin là gì và những yếu tố khiến nó trở nên đặc biệt. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của DNSE để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức đầu tư thú vị nhé. Đăng ký giao dịch Bitcoin và làm giàu ngay hôm nay tại đây: Binance.com