Quy Định Về Tiền Điện Tử Tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Rao Vặt' bắt đầu bởi Trùm, Thg 11 12, 2022.

  1. Trùm

    Trùm Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    833
    Quy định về tiền điện tử tại Việt Nam

    Hiện nay tiền điện tử trên thế giới đang phát triển mạnh. Tại Việt Nam, tiền điện tử cũng đang trong quá trình phát triển. Có một số người khi nghe đến tiền điện tử còn khá mơ hồ, mới mẻ và thắc mắc thế nào là tiền điện tử thì sau đây mình sẽ giới thiệu sơ lược về tiền điện tử để các bạn dễ nắm bắt và có kiến thức hơn về tiền điện tử nhé!

    Tiền điện tử là gì?

    Tiền điện tử là loại tiền được biểu hiện dưới hình thức điện tử là loại tiền ảo được chính phủ công nhận. Tiền điện tử không phải là dạng tiền giấy, tiền xu. Tiền điện tử chủ yếu được thông qua thiết bị điện tử, được lưu trữ thông qua thẻ ATM, tài khoản ngân hàng..

    Pháp luật chưa có quy định rõ ràng về tiền điện tử. Bởi mỗi người có quyền tự do đầu tư tiền điện tử. Trước khi đầu tư về tiền điện tử mỗi người nên cân nhắc thật kĩ lưỡng để chọn hướng đi đúng đắn và hợp lý. Đầu tư tiền điện tử là công việc khá mạo hiểm và nguy hiểm, nếu như bạn không có kiến thức, sự hiểu biết về sàn giao dịch nào uy tín, chất lượng. Việc đầu tư vào sàn giao dịch, đòi hỏi bạn phải sáng suốt để lựa chọn đầu tư mua và bán được an toàn.

    [​IMG]

    Với tình hình kinh tế, thị trường đầy biến động, việc đầu tư tiền điện tử cũng có nhiều bấp bênh, đáng lo ngại. Có nhiều vụ hacker tấn công làm rò rỉ thông tin, người đầu tư bị mất trắng số tiền đầu tư luôn là vấn đề báo động trên toàn cầu. Những nguyên do gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn là do công nghệ thông tin chưa được nâng cao triệt để nên gây ra nhiều hệ lụy cho người đầu tư. Giải pháp được đặt ra, làm sao các nhà đầu tư được an tâm đầu tư đang là vấn đề nan giải. Có một số sàn giao dịch có áp dụng bảo hiểm cho các nhà đầu tư để khi có bị hacker tất công thì các nhà đầu được bảo hiểm chi trả phần nào. Việc lựa chọn sàn giao dịch đảm bảo tính an toàn, đáng tin cập luôn được nhiều người quan tâm. Việc quy định tiền tệ ở Việt Nam như thế nào. Mời các bạn đọc những quy định pháp luật Việt Nam để có thêm kiến thức lĩnh vực đầu tư về tiền ảo nhé!

    Thứ nhất, trong lĩnh vực pháp luật tiền tệ và ngân hàng

    Tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm theo quy định khoản 2 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.

    Việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 cua Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; nặng hơn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    Thứ hai, trong lĩnh vực pháp luật dân sự

    Tiền ảo không được xem là tài sản. Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo quy định này, tài sản chỉ tồn tại ở 4 dạng:

    (i) Vật là một bộ phận của thế giới vật chất được tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí; có tính năng, đặc tính riêng biệt và con người có thể quản lý, khai thác, sử dụng như vàng bạc, xe cộ, đất đai, nhà cửa..

    (ii) Tiền là phương tiện thanh toán do Nhà nước phát hành, được Nhà nước bảo hộ để định giá, trao đổi, thanh toán cho các loại tài sản khác. Tiền bao gồm nội tệ và ngoại tệ.

    (iii) Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức được phép phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá gồm các loại như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc..

    (iv) Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng..

    Theo đó, tiền ảo không thuộc 1 trong 4 loại nêu trên nên tiền ảo không được coi là tài sản. Vì vậy, việc sở hữu, sử dụng, mua bán, giao dịch tiền ảo như một loại tài sản sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho người sở hữu, người tham gia giao dịch tiền ảo và không được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, vì chưa có quy định pháp luật rõ ràng về tiền ảo nên gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp về tiền ảo. Các tranh chấp thường phát sinh liên quan đến tiền ảo gồm quyền sở hữu tiền ảo, mua bán tiền ảo, vay mượn tiền ảo, thừa kế tiền ảo và bồi thường thiệt hại trong giao dịch tiền ảo.

    [​IMG]

    Thứ ba, trong lĩnh vực pháp luật đầu tư, kinh doanh

    Pháp luật hiện hành không có quy định cấm đầu tư kinh doanh ngành nghề liên quan đến tiền ảo. Trong danh sách các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 đều không liệt kê hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền ảo. Dựa trên nguyên tắc "mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm" theo Điều 33 Hiến pháp thì các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng, huy động vốn bằng tiền ảo thì không bị coi là cấm.

    Lợi dụng kẽ hở này, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân lập ra các sàn đầu tư, sàn giao dịch về tiền ảo theo mô hình đa cấp, các sàn giao dịch "ma" để huy động tiền từ những nhà "đầu tư". Trong khi đó, các nhà "đầu tư" thì ồ ạt đổ tiền vào các sàn này khi không tìm hiểu kỹ về các rủi ro, cái hại trong giao dịch tiền ảo, mà chỉ thấy cái lợi trước mắt là sinh lợi nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao, hưởng lợi từ mô hình tháp đa cấp. Nhưng đến khi xảy ra "sự cố" như sập sàn đầu tư tiền ảo thì nhà "đầu tư" mới sửng sốt và biết rằng việc đòi lại tài sản của mình trên sàn là điều không thể.

    [​IMG]

    Những quy định pháp luật về tiền điện tử chưa được quy định rõ ràng vì nhà nước không khuyến khích các nhà đầu tư tham gia mua và bán, cùng không ngăn cản việc đầu tư tiền điện tử. Với những bất cập thường thấy trên toàn thế giới luôn khiến người khác cảm thấy hoang mang, lo lắng nếu đầu tư vào lĩnh vực tiền điện tử này. Những biện pháp của các nước lớn đặt ra những không mấy khả quan bởi hacker rất dễ tấn công làm các nhà đầu tư mất niềm tin, thiệt hại về tài sản. Đối với Việt Nam lĩnh vực đầu tư tiền điện tử vào sàn giao dịch chưa nhiều vì đây không phải là loại tiền chính thống nên không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp ở Việt Nam.

    Tính rủi ro khi đầu tư tiền điện tử vào sàn giao dịch là rất cao. Có nhiều nhà đầu tư trở nên lo lắng về việc đầu tư tiền điện tử. Ở Việt Nam, cũng đề ra những biện pháp ngăn chặn hành vi phạm pháp, làm ảnh hưởng đến danh dự, quyền lợi của người đầu tư. Việc đầu tư tiền điện tử vào sàn giao dịch là quyền tự do của mỗi cá nhân nhưng vẫn phải dựa vào pháp luật để được an toàn, thực hiện đúng giúp xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ hơn. Nếu như biết đầu tư tiền điện tử đúng cách sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Các nhà đầu tư nên trang bị kiến thức, sự hiểu biết, nắm vững quy định của việc đầu tư tiền điện tử để gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Những hành vi xấu, gây tổn thất tài sản của người khác luôn được pháp luật ngăn chặn giúp cải thiện chất lượng đời sống của người dân hơn.

    Nếu ta biết cách đầu tư chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả. Sự quan sát, tầm nhìn sâu rộng, óc sáng tạo sẽ tiên quyết cho sự thành công. Lựa chọn sàn giao dịch nào nhận được nhiều sự tin cậy, đầu tư mua và bán cần phải thật sáng suốt. Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, mạng xã hội ta sẽ dễ dàng đọc tin tức xoay quanh về sàn giao dịch. Tính bảo mật thông tin đang ngày càng cải thiện giúp người đầu tư tiền điện tử được yên tâm hơn. Ai cũng vậy, nếu lĩnh vực được pháp luật nhà nước quan tâm và quy định nhiều quyền lợi cho người sử dụng sẽ thu hút được nhiều người quan tâm và tham gia. Việc cải thiện tính bảo mật thông tin cần đòi hỏi thời gian, vì nếu có nhiều biện pháp ngăn chặn thì sẽ luôn thu hút các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng đầu tư vào tiền điện tử.

    Hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ phát triển hơn về mảng đầu tư tiền điện tử để nhiều người có thể tin tưởng sử dụng nhiều hơn.
     
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này