Vultr Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Vps Trên Vultr

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Trùm, Thg 12 1, 2020.

  1. Trùm

    Trùm Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    833
    Vultr được biết đến là một trong những nhà cung cấp dịch vụ để hỗ trợ rất tốt cho phần cứng. Đây chắc hẳn là cái tên khá quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt với những ai làm việc liên quan đến máy tính, tin học hoặc chuyên ngành công nghệ thông tin. Thế nhưng, vẫn còn một số người không biết về Vultr. Vậy Vultr là gì và ưu điểm của nó ra sao? Đối với những người mới bắt đầu thì làm thế nào đăng ký Vultr?

    Trang chủ: Vultr.com

    [​IMG]

    Vultr là gì?

    Vultr là công ty chuyên cung cấp dịch vụ VPS Server được nhiều người ưa chuộng và đánh giá cao. Được hình thành và phát triển từ năm 2014, các cụm Server đã nhanh chóng được mở rộng và phân bố với hơn 16 nơi khác nhau trên thế giới. Vultr được xem là địa chỉ cung cấp VPS Server uy tín, chất lượng với phần cứng của Vultr là 100%. Theo thống kê hiện nay, số lượng người dùng của Vultr đang ngày càng tăng nhanh, với con số lên đến hơn 100 nghìn người sử dụng.

    Hiện nay, Vultr được đánh giá là một trong những gói dịch vụ có giá tương đương cloud server nhưng lại có thể mang đến nhiều lợi ích vượt trội hơn hẳn. Đặc biệt, Vultr thường tính tiền dựa trên giờ sử dụng nên tùy thuộc vào mức độ sử dụng mà quyết định số tiền bạn phải trả. Với giá thành tương đối rẻ, hoạt động ổn định, hiệu năng cao nên Vultr luôn là sự lựa chọn hàng đầu đối với nhiều người.

    Với những thông tin trên, giờ đây bạn có thể hiểu hơn về Vultr là gì. Đồng thời, để có thể an tâm khi sử dụng bạn có thể tìm hiểu về những ưu điểm của Vultr.

    Đăn ký: Mua VPS Vultr

    [​IMG]

    Ưu điểm khi sử dụng Vultr

    Như các bạn đã biết, Vultr có 16 trung tâm dữ liệu được phân bố rộng khắp trên nhiều quốc gia khác nhau. Đây chắc hẳn là một trong những ưu điểm vượt trội để giúp việc kết nối trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Riêng, đối với Việt Nam bạn có thể chọn Singapore hoặc Nhật Bản để làm Server.

    Hệ thống Vultr được sử dụng với 100% là ổ cứng SSD. Vì thế, giúp việc truy xuất dữ liệu của bạn sẽ không bị gián đoạn, thường diễn ra nhanh chóng hơn và hạn chế các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình truy xuất.

    Hơn thế, một trong những lợi thế khi sử dụng Vultr là giá thành. Vultr thường có mức giá rất rẻ so với nhiều gói dịch vụ khác. Trung bình, mỗi tháng bạn chỉ cần từ 2.5 – 5 $ là đã có thể sử dụng cấu hình CPU trên 500 Mb RAM và từ 10 – 15 GB SSD tùy thuộc vào mức giá mà bạn chọn.

    Nhược điểm của Vultr

    Thứ nhất: Không có phương thức hỗ trợ nhanh, mà chỉ hỗ trợ bằng phương thức ticket nên khá lâu để nhận được phản hồi

    Thứ hai: Tài khoản bị giới hạn ở nhiều mức khác nhau. Bạn muốn sử dụng nhiều hơn phải nhờ đội ngũ của Vultr nâng cấp lên

    Hướng dẫn cài đặt Vultr đơn giản, nhanh chóng

    Cài đặt Vultr có lẽ cũng là một trong những vấn đề được nhiều bạn quan tâm hiện nay. Vì thế, để giúp việc cài đặt của bạn diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn bạn có thể tham khảo thông qua các bước sau đây:

    [​IMG]

    Bước 1: Truy cập website

    Trước hết, bạn cần nên đăng nhập vào trang web vultr.com để tạo một create account và điền đầy đủ thông tin bao gồm email và mật khẩu.

    Bước 2: Chọn vị trí đặt Server

    Trên màn hình máy chủ Vultr sẽ hiện 15 quốc gia khác nhau trên khắp các khu vực. Tùy thuộc vào vị trí hiện tại và bạn chọn cho mình vị trí gần nhất có thể là Singapore và Japan nếu bạn đang ở Việt Nam. Bên cạnh đó bạn có thể chọn một số vị trí khác với độ ổn định cao như Los Angeles (Mỹ).

    Bước 3: Chọn hệ điều hành (Server Type) và tài nguyên VPS (Server Size)

    Tương tự như DigitalOcean, Vultr cũng được cung cấp với nhiều hệ điều hành miễn phí để đáp ứng đa dạng nhu cầu con người. Tùy theo mục đích sử dụng của từng người mà bạn có thể chọn CentOS, Debian hay Ubuntu..

    Tiếp đến, bạn nên chọn gói dịch vụ ứng với tài nguyên mà bạn muốn sử dụng. Bạn có thể chọn gói $3.5/ tháng tương ứng 512GB RAM. Đây là gói dịch vụ đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Sau khi thành công bạn có thể thêm vào các tính năng cần thiết như: Enable IPv6, Enable Private Network, Enable Auto Backups hoặc Enable DDOS Protection.

    Bước 4: Tạo khóa bảo mật và nhập tên miền

    Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng bạn nên tạo khóa SSH. Bạn có thể tạo hoặc bỏ qua đó. Để đăng ký thành công hãy khởi tạo VPS bằng cách nhấn Deploy Now và chờ vài phút để Installing.

    Hướng dẫn cách quản lý cấu hình máy chủ VPS Vultr

    Trong trang quản lý VPS Vultr (my. Vultr.com) ta cần quan tâm tới 2 phần:

    • Quản lý tài khoản: Quản lý các thông tin thanh toán, số Credits có trong tài khoản, các thông tin để làm tiếp thị liên kết (Affiliates), thông tin hỗ trợ (Support Ticket)..
    • Quản lý VPS: Quản lý trực tiếp các gói VPS hiện có, bao gồm các tính năng reboot, xóa, cài đặt lại, mở rộng tài nguyên, kích hoạt thêm các dịch vụ khác.. hay đăng nhập trực tiếp vào VPS qua giao diện dòng lệnh Console.

    1. Quản lý tài khoản Vultr

    Có 5 mục quản lý tài khoản nằm ở Menu đứng bên tay trái, cụ thể:

    • Servers: Danh sách các VPS bạn đang chạy và các thành phần liên quan, ta sẽ tìm hiểu ở phần Quản lý VPS Vultr phía dưới.
    • Billing: Thông tin credits hiện có, lịch sử thanh toán và bạn có thể nộp tiền bằng các phương thức Credit Card, Paypal, Bitcoin hay nhập mã coupon để nhận quà tặng (Gift Code) trong mục này.
    • Support: Chứa các câu hỏi thường gặp (FQAs), tài liệu hướng dẫn, đặt biệt là phần Open Tickets giúp bạn tạo tickets yêu cầu nhân viên Vultr hỗ trợ khi gặp vấn đề (Lưu ý Vultr không giúp bạn xử lý các vấn đề phần mềm, họ chỉ hỗ trợ phần cứng và kinh doanh)
    • Affiliate: Các thông tin để bạn tham gia chương trình tiếp thị liên kết của Vultr.
    • Account: Thông tin tài khoản của bạn, bạn có thể đổi mật khẩu đăng nhập, thêm ngời dùng, sửa thông tin thanh toán, thông tin thẻ tại đây (lưu ý bạn không thể xóa thông tin thẻ ngân hàng, tài khoản Paypal tại Vultr, bạn chỉ có thể thay bằng thông tin khác, nhưng các thông tin cũ vẫn lưu lại để họ phòng ngừa bạn lạm dụng chương trình khuyến mãi cho người dùng mới).

    [​IMG]

    2. Quản lý cấu hình máy chủ VPS Vultr

    Để quản lý các VPS đang chạy, bạn chọn tab Servers, và làm việc trên các mục nằm ở Menu ngang trên cùng. Chúng ta sẽ xem qua từng mục cụ thể:

    Phần Quản Lý Chung (1-9) :

    • Instances – Các gói VPS hiện có, bạn có thể quản lý từng VPS bằng cách nhấp vào dấu 3 chấm (số 10) để hiện ra Menu quản lý trực tiếp gói VPS này. Chúng ta sẽ xem kỹ trong mục số 10.
    • Snapshots – Là tính năng miễn phí tuyệt vời chỉ có ở Vultr, tại đây có các bản chụp VPS (qua dịch vụ sao lưu hoặc từ VPS khác) để bạn có thể restore lên các gói VPS hiện tại.
    • ISO – Một tính năng tuyệt vời nữa của Vultr, bạn có thể tự cài các hệ điều hành lên VPS bằng cách upload file. ISO lên Vultr.
    • StartUp Scripts – Chứa các chương trình khởi động để tùy biến VPS
    • SSH Keys-Các khóa bảo mật theo giao thức SSH để bạn có thể đăng nhập an toàn vào VPS thay vì dùng mật khẩu root user. Bạn có thể thêm hay xóa SSH Keys tại đây.
    • DNS – Nếu ban muốn dùng dịch vụ DNS (Domain Name Server) của Vultr thay vì của các nhà cung cấp Domain thì bạn có thể tạo tại đây.
    • Backups – Sao lưu VPS của bạn, tính năng này chỉ kích hoạt nếu bạn chọn tùy chọn Auto Backup ($1/tháng) ở bước 4 của phần A – Tạo VPS Vultr.
    • Block Storage – Chứa các gói lưu trữ SSD, nếu bạn có nhu cầu sử dụng thêm ổ cứng thì mua thêm từ Vultr. Tính năng này chỉ đang thử nghiệm và hiện Vultr miễn phí 50GB SSD lưu trữ ở location New Jersey.
    • Reversed IPs – Chứa danh sách các IPs mua thêm tại Vultr (giá $2/tháng/IP). Mặc định khi tạo mỗi VPS chỉ được miễn phí 1 IPv4 và 1 IPv6.

    Menu thao tác trực tiếp lên VPS (Số 10) :

    • View Console: Mở giao diện dòng lệnh để bạn thao tác trên hệ điều hành nhân Linux, chúng ta sẽ dùng các lệnh Linux (Bash) để cài đặt, quản lý hệ điều hành, web server và các websites chạy trên VPS bằng View Console.
    • Server Stop: Stop VPS, lưu ý bạn vẫn bị tính tiền khi stop vì thực tế phần tài nguyên VPS này vẫn là của bạn, khi cần bạn có thể start bất kỳ lúc nào. Chúng ta thường Stop Server khi cần thay đổi mật khẩu Root User hay cần Scale (mở rộng) tài nguyên VPS.
    • Server Restart: Tính năng này giống như nhấn nút reset khởi động lại máy tính, bạn thực hiện khi cần thay đổi các thông số quan trọng trong hệ điều hành. Tuy nhiên, chúng ta nên dùng lệnh Linux để Restart VPS thay vì dùng tính năng này để tránh gây lỗi phần mềm.
    • Server ReInstall: Cài lại hệ điều hành mới.. ví dụ hệ điều hành của bạn bị lỗi khi sử dụng, thay vì dùng tính năng restore bản backups, bạn muốn có một bản mới hoàn toàn thì chọn cái này để cài lại hệ điều hành bạn muốn. Lưu ý mọi dữ liệu sẽ bị mất khi dùng cái này.
    • Server Destroy: Xóa VPS, khi bạn làm việc này, mọi dữ liệu sẽ bị mất, phần tài nguyên VPS sẽ không còn là của bạn nữa. Bạn phải tạo lại VPS mới nếu muốn dùng tiếp. Ta chỉ dùng tính năng này khi không cần dùng VPS nữa, xóa đi và bạn sẽ không bị Vultr tính tiền gói VPS đã xóa. Cấu hình máy chủ VPS Vultr

    Server Details – quản lý trực tiếp các chức năng của gói VPS

    • Overview: Chứa các thông tin chung về gói VPS, trạng thái hoạt động và số tiền đang được tính cho nó. Và chú ý bạn sẽ lấy password ban đầu của user Root tại đây để đăng nhập vào VPS và đổi pass theo ý của bạn.
    • Usage Graphs: Chứa các biểu đồ về hoạt động của VPS như lưu trữ, băng thông, các thông số CPU..
    • Settings: Quản lý các thông số của VPS như IPs, Private Network.. và custom ISO, đổi hostname, cài lại hệ điều hành, ứng dụng.. Đặc biệt bạn có thể mua thêm IPv4 (tối đa 2 cái cho mỗi VPS) cũng như Upgrade gói VPS hiện tại lên gói cao hơn (không có tính năng hạ từ gói cao xuống gói thấp)
    • Snapshots: Chứa các bản chụp VPS, bạn cũng có thể sao chụp VPS tại đây. Lưu ý việc sao chụp (Take Snapshot) có thể mất đến 1 giờ, trong thời gian này bạn sẽ không thể thao tác bất cứ việc gì trên VPS đang được chụp.
    • Backups: Chứa các bản sao lưu hệ điều hành, và bạn có thể bật chức năng Auto BackUp tại đây ($1/tháng)
    • DDOS: Bật tính năng chống tấn công DDOS tại đây ($10/tháng)
     
    Chỉnh sửa cuối: Thg 7 19, 2022
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này